Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là nhân tố tác động trực tiếp tới chất lượng và số lượng nguồn nhân lực. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc đề ra cương lĩnh, chiến lược, định hướng về cơ chế, chính sách. Nhà nước cụ thể hố chủ trương, đường lối của Đảng bằng chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối đó.
Trong từng thời kỳ nhất định, chủ trương, đường lối của Đảng muốn phát triển nguồn nhân lực, nhà nước sẽ đưa ra các chính sách tạo điều kiện để nguồn nhân lực phát triển như chính sách dân số, kế hoạch hố gia đình, chính sách y tế, chăm sóc sức khoẻ... Chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước bao gồm các vấn đề sau:
+ Sự thống nhất quan điểm và nhận thức.
Sự thống nhất quan điểm và nhận thức về phát triển nguồn nhân lực tác động mạnh mẽ đến nguồn nhân lực. Thống nhất quan điểm về nguồn nhân lực là cơ sở, là nền tảng cho nguồn nhân lực phát triển.
Chiến lược đóng vai trị quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Nếu chúng ta có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn sẽ giúp cho nguồn nhân lực phát triển một cách bền vững, có khả năng cạnh tranh cao và có khả năng thích ứng tốt với mơi trường phát triển kinh tế - xã hội mới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến từng cá thể trong xã hội mà còn ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Chính sách phát triển.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực là nhân tố tác động mạnh mẽ đến nguồn nhân lực, nếu nhà nước có chính sách đúng đắn nó sẽ kích thích, thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển. Chính sách phát triển nguồn nhân lực nó tác động đến số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực.
Trong thời gian vừa qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đã có rất nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như chính sách giáo dục, đào tạo, chính sách y tế, chăm sóc sức khoẻ của người dân, chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài, chính sách đối với đồng bào dân tộc, đồng bào vùng sâu, vùng xa... Những chính sách này đã có những tác động tích cực làm cho chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ngày được nâng lên. Đây là những điều kiện rất tốt để Việt Nam có thể hội nhập thành cơng với nền kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế tri thức và đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.