Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lạ

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 84 - 87)

- Về mục tiêu phát triển nguồn nhân lực:

3.2.2. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lạ

Như đã phân tích ở phần thực trạng (Chương 2), một trong những vấn đề nổi cộm nhất của nguồn nhân lực huyện Ứng Hồ là chất lượng nguồn nhân lực cịn hạn chế, còn rất thiếu lao động chất lượng cao. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất thiết cần phải nâng cao trình độ dân trí và trình độ chun môn – kỹ thuật của người lao động. Giáo dục và đào tạo phải là giải pháp chủ yếu vừa mang tính trước mắt vừa mang tính lâu dài để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ứng Hoà. Giáo dục, đào tạo phải được coi là khâu đột phá quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của huyện. Các biện pháp cải cách cụ thể hệ thống giáo dục phải tạo được sự chuyển biến căn bản, tồn diện từ nội dung đến hình thức dạy và học ở tất cả các cấp. Cần phải đào tạo một cách bài bản, có tính liên thơng từ các cấp học. Cụ thể cần tập trung vào các biện pháp sau:

- Đối với giáo dục mầm non:

Huyện cần có chính sách đầu tư thoả đáng cho ngành học mầm non, đầu tư xây dựng trường mầm non theo yêu cầu đạt chuẩn. Cần phải xố bỏ tình trạng phịng học tạm, phịng học cấp IV, phịng học nhờ. Trang bị tồn bộ đồ chơi, đồ dùng học tập cho các trường mầm non.

- Đối với giáo dục phổ thông:

Giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống

trường học. Giữ vững tiêu chí chất lượng cao về phổ cập trung học cơ sở đúng tuổi. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về kiến thức văn hoá, đạo đức, mỹ thuật và thể lực cho học sinh.

Củng cố trung tâm giáo dục thường xun hiện có, mở rộng các hình thức học theo chức năng và nhiệm vụ của ngành, tạo cơ hội thuận lợi cho nhân dân trong huyện ở mọi lứa tuổi có thể học tập. Duy trì và phát triển hệ bổ túc văn hoá để từng bước đáp ứng yêu cầu học tập của thanh niên và người lao động, góp phần tăng tỷ lệ học sinh học trung học phổ thơng. Trên cơ sở đó nâng cao trình độ chun mơn cho thanh niên.

Khuyến khích xây dựng phát triển hệ thống giáo dục ngồi cơng lập, nhất là những trường tư thục chất lượng cao để đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của người dân trong huyện.

Không ngừng nâng cao, phát triển toàn diện, đồng bộ đội ngũ giáo viên, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, cần phải xây dựng đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hoá.

Giáo dục ở các cấp phổ thông phải chú trọng hơn nữa các kiến thức thực tiễn, tăng cường giáo dục định hướng. Cần tăng cường công tác phân luồng học sinh ngay từ các cấp học phổ thông.

- Đối với hướng nghiệp, dạy nghề:

Trước hết cần phải có nhận thức đúng đắn về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đồn thể cần phải nhận thức rằng, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay của Ứng Hồ, đó khơng phải là nhiệm vụ riêng của cấp nào, ngành nào mà nó địi hỏi tất cả các cấp, các ngành và tồn thể xã hội tham gia thực hiện.

Do vậy, trong thời gian tới các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn cần có sự phối hợp chặt chẽ trong đào tạo nguồn nhân lực. Trên cơ sở định hướng phát triển nguồn nhân lực của huyện, các cấp, ngành, địa phương

tăng cường phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình.

Huyện cần phát triển mạnh mạng lưới cơ sở dạy nghề và mở rộng, đa dạng hố mơ hình học nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Quy hoạch lại các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề theo hướng đồng bộ về cơ cấu ngành, chú trọng đào tạo các ngành cơng nghệ hiện Ứng Hồ và tồn quốc đang thiếu. Bên cạnh đó tăng cường việc đào tạo các nghề cho những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt, may, da giày, chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất và kinh doanh các mặt hàng ở các làng nghề truyền thống trong huyện.

Phải thực hiện tốt được mục tiêu đào tạo thời kỳ 2011-2015 là 14.000- 15.000 người được đào tạo và thời kỳ 2015-2020 là 15.000-15.500 người. Để đạt được mục tiêu này, trước mắt cần phải tập trung nguồn lực để xây dựng phát triển Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp của huyện, giúp cho thanh niên và người lao động trong huyện có điều kiện hướng nghiệp, cung cấp thơng tin về đào tạo nghề, giao dịch và tìm kiếm việc làm. Phát triển mạnh các hình thức học, mở rộng dạy nghề theo hướng đa ngành nghề. Cần tập trung xây dựng trường trung cấp đa nghề của huyện.

Cần có cơ chế hỗ trợ tạo điều kiện để các các trung tâm, cơ sở dạy nghề mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo. Thống nhất cơ chế quản lý ở các cấp, các ngành, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ sở, đơn vị đào tạo nghề hoạt động một cách có hiệu quả.

Đang dạng hố các hình thức dạy nghề, đa dạng hố ngành nghề với nhiều loại hình nghề và trình độ đào tạo. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề để tăng khả năng tạo cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động. Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tham gia vào cơng tác dạy nghề, truyền nghề nhằm thực hiện tốt chủ trương xã hội hố trong cơng tác giáo dục, đào tạo. Có chính

sách tơn vinh những đơn vị, các nhân tiêu biểu trong phát triển nghề nghiệp, trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Song song với những việc làm trên cần mở rộng dạy nghề, truyền nghề cho nơng dân nhằm nâng cao trình độ chun mơn, trên cơ sở đó nâng cao được hiệu quả lao động cho nông dân, đặc biệt đây cũng là nguồn lao động rất tốt để phát triển các làng nghề truyền thống triên địa bàn huyện.

Cần tiêu chuẩn hoá các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng với những chỉ tiêu chất lượng của Nhà nước quy định.

Cần tập trung đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao, xem đây là

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w