- Đổi mới và phát triển chương trình dạy nghề, đặc biệt là có cơ chế,
3.2.6.2. Đối với Thành phố Hà Nộ
Để có thể phát triển nguồn nhân lực của huyện Ứng Hồ, Thành phố Hà Nội cần có những cơ chế, chính sách để tập trung đầu tư thực hiện các đột phá về nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho Ứng Hoà chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tốt CNH, HĐH và phát triển nguồn nhân lực.
- Cần hỗ trợ vốn đầu tư cho Ứng Hoà xây dựng các trường, trung tâm đào tạo nghề.
- Tạo điều kiện hỗ trợ Ứng Hoà mở rộng liên kết hợp tác kinh tế, đặc biệt trong việc liên kết hợp tác về nguồn nhân lực, trên cơ sở đó giúp Ứng Hồ nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực và thu hút vốn đầu tư cho phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo trên địa bàn huyện.
- Cần chỉ đạo các ngành chức năng của thành phố để giúp Ứng Hoà trong việc quy hoạch, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý.
KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội của bất kỳ quốc gia, địa phương hay khu vực nào. Tuy nhiên thực tế cho thấy, chỉ có các quốc gia, địa phương nào biết phát triển, khai thác và sử dụng một cách hợp lý nguồn nhân lực thì mới có thể đảm bảo thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững.
Nguồn nhân lực của Ứng Hoà bên cạnh những ưu điểm như lực lượng lao động dồi rào, lao động trẻ, cần cù chịu khó, song cịn khơng ít những hạn chế như trình độ chun mơn kỹ thuật thấp, cơ cấu lao động không hợp lý, người lao động chưa quen với tác phong lao động công nghiệp, thể lực còn hạn chế, đặc biệt là nguồn lao động chất lượng cao còn rất thiếu so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới. Để Ứng Hồ có thể phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ nhanh và bền vững, có sức cạnh tranh cao, chính trị ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện là một vấn đề cần phải được quan tâm đúng mức.
Luận văn dưới góc độ nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội đã thực hiện được một số vấn đề sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực, những yêu cầu chủ yếu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và tìm những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Ứng Hồ thời gian tới. Nghiên cứu tình hình phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết đối với Ứng Hồ.
- Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng nguồn nhân lực trên địa bàn Ứng Hoà trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu từ 2006 đến nay.
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Ứng Hoà như giải pháp về nâng cao thể lực cho người lao động, đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện quy hoạch, cơ chế, chính sách sử dụng và đãi ngộ nhân lực, phát triển thị trường lao động, nâng cao vai trò của các cấp uỷ Đảng, chính quyền về cơng tác phát triển nguồn nhân lực. Luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước và đối với Thành phố Hà Nội.
Để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các giải pháp và các kiến nghị cần phải thực hiện một cách đồng bộ, trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vai trò nguồn nhân lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để hồn thành luận văn, song không thể nào tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sự góp ý, bổ sung của các thầy, cô trong hội đồng, các nhà giáo và nhà khoa học để luận văn có chất lượng tốt hơn.