Văn hoá là hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi, đó là yếu tố tinh thần trong chất lượng nguồn nhân lực, là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Văn hố được hình thành trong những
điều kiện nhất định về điều kiện vật chất, môi trường sống, các quan điểm sống, kinh nghiệm, lịch sử phát triển và sự tác động qua lại của mối quan hệ xã hội.
Con người bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá mà họ đang sống. Một người sinh ra và lớn lên trong gia đình sẽ được dạy về những điểm chung của gia đình như các giá trị, niềm tin và những hành vi mong đợi. Một xã hội có nền văn hố riêng của nó. Một nền văn hoá lành mạnh làm cho mỗi cá nhân trong xã hội nhận thức tốt hơn và tạo điều kiện cho cá nhân đó phát triển về thể chất, tinh thần và trí lực, và ngược lại.
Phong cách và lối sống cũng là nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Xã hội là bức tranh muôn màu do các cá thể với các phong cách và lối sống khác nhau tạo nên. Nhìn chung ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời điểm nào cũng đều tồn tại những phong cách và lối sống tiêu biểu cho nơi đó hay thời điểm đó. Phong cách và lối sống tạo nên đặc điểm của nguồn nhân lực, nó cũng là tiêu chí tạo nên sự khác biệt nguồn nhân lực giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, thậm chí ở ở địa phương hay ngành nghề.
Tâm lý dân tộc cũng là nhân tố hưởng đến nguồn nhân lực. Dân tộc Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực nói riêng ln có tâm lý "quê hương là chùm khế ngọt", có tình cảm q hương, tình u đất nước, lịng tự hào dân tộc, ý chí ngoan cường, tính hiếu học, lịng nhân nghĩa vị tha... Những nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và hành động của người lao động.