Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 26 - 31)

8. Cấu trúc luận văn:

1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.2.1. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống

1.2.1.1. Khái niệm KNS

chứng minh một quan điểm riêng biệt về KNS.

Theo Chu Shiu-Kee-Understand Lifeskills (2003): KNS là khả năng giúp trẻ giải quyết có hiệu quả những địi hỏi và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. [46]

Cho đến nay nói đến KNS của con người, UNESCO (2003) quan niệm một cách đầy đủ hơn khi cho rằng: KNS là năng lực cá nhân thực hiện các chức năng, tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.

Như thế, những KNS cần giáo dục cho trẻ MG ở trong trường MN như sau:

- Kỹ năng làm chủ bản thân; - Kỹ năng quan hệ xã hội;

- Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép;

- Kỹ năng thực hiện công việc phù hợp lứa tuổi; - Kỹ năng thể hiện tình yêu thương;

- Kỹ năng xử lý tình huống thơng thường về an ninh, an tồn.

1.2.1.2. Khái niệm GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non

GDKNS là một q trình được xây dựng có kế hoạch và hệ thống nhằm tác động đến kiến thức, thái độ và hành vi của cá nhân. Chính từ những tác động tích cực này sẽ giúp, cá nhân trẻ ý thức giao tiếp, xử lý tình huống về những vấn đề trong cuộc sống.

Kỹ năng sống của mỗi người sẽ phụ thuộc vào mơi trường và hồn cảnh khác nhau. Do đó mà sẽ có rất nhiều cách và phương pháp để truyền đạt và GDKNS. Nhìn chung, KNS nên được hình thành từ khi cịn nhỏ, khi trẻ đã bắt đầu có những ý thức về thế giới quan xung quanh. Vì thế, khi thực hiện GDKNS, người giáo dục cần lập kế hoạch, xác định những nội dung GDKNS, và có các biện pháp phù hợp.

GDKNS có tính linh hoạt: GDKNS có thay đổi nên cần vận động linh hoạt theo sự đổi thay của xã hội [24]

GDKNS cho trẻ MG trong trường mầm non sẽ giúp trẻ hình thành suy nghĩ, thái độ và thói quen tốt, đúng mực về các vấn đề xung quanh cuộc sống. Chính những phản ứng có điều kiện này của trẻ trong các tình huống, thách thức sẽ giúp các em có thể làm chủ bản thân, thích nghi và xử lý tình huống hiệu quả.

Như vậy, GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non là việc rèn luyện các giá trị cần thiết của cuộc sống trong giao tiếp, tư duy, xử lý tình huống... giúp trẻ MG trong trường mầm non thích nghi với mơi trường xung quanh tốt hơn, hịa đồng và tự tin giao tiếp với bạn bè, thầy cơ, cha mẹ và biết cách xử lý, ứng phó với những tình huống gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

1.2.2. Quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường MN

1.2.2.1. Quản lý

Theo Trần Kiểm: QL là tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho tổ chức. [30]

Theo nhóm một số tác giả cho rằng: Quản lý là sự tác động có ý tưởng nhằm đạt được mục tiêu đề ra. [26]

Hay một tác giả khác lại nói: “Quản lý là q trình tác động của chủ thể làm cho tổ chức vận hành đạt được mục đích”. [3]

Bất cứ một tổ chức nào trong xã hội cũng cần một hệ thống quản lý tốt để đem lại hiệu quả tốt nhất cho tổ chức.

Như vậy, Quản lý là việc CBQL tác động đến người được quản lý để vận hành tổ chức đạt được mục đích. Có rất nhiều cách diễn tả về chức năng và nhiệm vụ của nhà quản lý, nhưng theo quan điểm hiện đại quản lý có 4 chức năng cơ bản sau: Kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra đánh giá.

1.2.2.2. Quản lý giáo dục kỹ năng sống

Quản lý GDKNS là công việc của người hiệu trưởng – đại diện CBQL trong trường mầm non thực hiện nhiệm vụ quản lý để tổ chức hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở các trường mầm non.

Mục tiêu của quản lý GDKNS là hình thành và hồn thiện nhân cách cho trẻ MG ở các trường mầm non, thơng qua cách ứng xử, giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra trong sinh hoạt, hoạt động sống hàng ngày ở môi trường giáo dục và ngồi mơi trường sống.

Nội dung quản lý GDKNS cho trẻ MG ở các trường mầm non gồm: - Quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch GDKNS cho trẻ MG ở các trường mầm non

- Quản lý nội dung chương trình GDKNS cho trẻ MG; - Quản lý đội ngũ giáo viên GDKNS cho trẻ MG; - Phối hợp các lực lượng;

- Kiểm tra kết quả.

Chủ thể quản lý GDKNS cho trẻ MG ở các trường mầm non là các đối tượng tham gia hoạt động chăm sóc GDKNS cho trẻ như: CB, GV, NV và cha mẹ trẻ. Chủ thể giáo dục đưa ra các kế hoạch, nội dung, mục đích, lựa chọn cách thức và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện giáo dục nhằm hướng tới hiệu quả cao nhất trong GDKNS cho trẻ MG.

Phương pháp quản lý là các cách thức, biện pháp của người quản lý nhằm có ảnh hưởng đến hoạt động GDKNS, góp phần mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ MG ở các trường mầm non, sẽ được trình bày cụ thể ở những phần sau.

Như vậy, quản lý GDKNS là những tác động có ý thức, có kế hoạch và có mục đích của chủ thể quản lý tới các hoạt động GDKNS trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của quá trình GDKNS cho trẻ đã đề ra.

1.2.2.3. Quản lý trường MN ngồi cơng lập Trường MN ngồi cơng lập

Quy chế tổ chức và hoạt động trường MN ngồi cơng lập tại Điều 2, ban hành kèm theo văn bản số 06/2018/VBHN-BG ĐT ngày 18/6 năm 2018

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về trường MN ngồi cơng lập [7].

Trường mầm non ngồi cơng lập do cá nhân hoặc một tổ chức xã hội đầu tư nguồn vốn xây dựng và phát triển cơ sở và thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trường là cơ sở GDMN thuộc hệ thống quốc dân, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.

Trường mầm non ngồi cơng lập được hình thành Từ thế kỷ XVIII, trong bối cảnh trường học bị hạn chế, đây là nỗ lực giúp con cái của những phụ nữ làm việc trong nhà máy hoặc trẻ mồ côi [44]

Các trường mầm non ngồi cơng lập ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục của những nhóm người trong hồn cảnh xã hội cụ thể. Mong muốn ban đầu cả cha mẹ trẻ có thể chỉ là để cung cấp những KNS cơ bản cho trẻ như khả năng biết đọc, biết viết. Nhưng với nền kinh tế tự chủ phát triển vượt trội hơm nay, các trường mầm non ngồi cơng lập lại mở ra một tầm vóc mới về quy mô và chất lượng đáp ứng mong muốn và sự kỳ vọng của cha mẹ trẻ.

Thực tế đã cho thấy rằng trường mầm non ngồi cơng lập ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu GDKNS cho trẻ MG; GD mầm non có mục đích xã hội là truyền tải giá trị văn hóa KNS đến trẻ.

Quản lý trường MN ngồi cơng lập

Quy chế tổ chức và hoạt động trường MN ngồi cơng lập tại Điều 2, ban hành kèm theo văn bản số 06/2018/VBHN-BGDĐT ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về nhiệm vụ và quyền hạn, của hiệu trưởng của trường MN ngồi cơng lập. [7]

Hiệu trường nhà trường với vai trò quản lý trường MN ngồi cơng lập có vị trí và vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường, phải ln suy nghĩ để tìm ra biện pháp phát triển nhà trường đến một tầm nhìn mới; qua việc thực hiện tốt các chức năng của nhà quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Hiệu trưởng với vai trị quản lý khơng chỉ

cần tự trau dồi nâng cao năng lực chun mơn, cịn phải rèn luyện về nhân cách đạo đức để CB, GV và nhân viên trong trường noi theo.

Nhà quản lý GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non ngồi cơng lập có vai trị tìm ra giải pháp GDKNS cho trẻ MG ở trong trường có được những KNS về bản thân; giao tiếp; quan hệ xã hội; thực hiện công việc phù hợp với lứa tuổi; thể hiện tình yêu thương; xử lý tình huống thơng thường về an ninh an tồn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 26 - 31)

w