Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, cha mẹ trẻ về vai trò, ý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 82 - 85)

8. Cấu trúc luận văn:

3.2. Biện pháp quản lý GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non ngoà

3.2.1. Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, cha mẹ trẻ về vai trò, ý

về vai trò, ý nghĩa của GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- CBQL, GV, cha mẹ trẻ nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của GDKNS trong quá trình GDKNS cho trẻ MG; giúp trẻ MG được trang bị đầy đủ những KN cần thiết để hịa nhập, phát triển tồn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

- Tổ chức thực hiện tốt nội dung, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và cha mẹ trẻ, để từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường MN.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Nâng cao nhận thức, hiểu biết đối với CBQL, GV và cha mẹ trẻ về chính sách của Nhà nước; mọi quy chế của các cấp lãnh đạo GD&ĐT tỉnh Hải Dương, huyện Bình Giang về mục tiêu giáo dục GDKNS cho trẻ MG, để có định hướng đúng và hiệu quả.

Giúp cho đội ngũ CB, GV, NV thống nhất, hòa hợp về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDKNS cho trẻ MG, giữa gia đình và nhà trường. Nâng cao tinh thần trách nhiệm qua các hoạt động giáo dục, giảng dạy trên lớp cũng như ngoài giờ lên lớp, nhằm định hướng cho trẻ đến một lối sống lành mạnh.

* Đối với cán bộ quản lý và giáo viên

luyện nâng cao hiểu biết, nắm vững mọi đường lối của Đảng và nhà nước, mọi quy định của nghành giáo dục và đào tạo về mục tiêu giáo dục tồn diện, trong đó chú trọng việc đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động GDKNS của trường mình, từ đó tìm ra phương hướng khắc phục những khó khăn để hoạt động GDKNS của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.

* Đối với cha mẹ trẻ

- Cần có nhận thức về vai trị, ý nghĩa và có ý thức trách nhiệm trong hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường MN, để chủ động giáo dục trẻ những kỹ năng cần thiết.

- CBQL, GV thực hiện công tác tuyên truyền giúp cha mẹ trẻ hiểu biết về pháp luật, các văn bản chỉ đạo để phối hợp với nhà trường và GV trong hoạt động GDKNS cho trẻ MG.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Đối với CBQL và giáo viên

- CBQL nhà trường, cụ thể là hiệu trưởng mỗi trường MN cần có kế hoạch hoạt động GDKNS cụ thể, đầy đủ, rõ ràng từ đầu năm học, và tuyên truyền đến mỗi CB, GV và cha mẹ trẻ nhận thức được trách nhiệm của mình trong hoạt động GDKNS cho trẻ. Có các tài liệu, văn bản chỉ đạo hướng dẫn GDKNS không chỉ cung cấp cho trẻ những tri thức, chuẩn mực trong cung cách ứng xử, mà còn giúp cho trẻ MG rèn các KNS cần thiết trong đời sống hàng ngày.

- Hiệu trưởng tuyên truyền, giải thích cho CB, GV nhận thức rõ về ý nghĩa, vai trị, trách nhiệm của mình thơng qua việc tổ chức họp hội đồng sư phạm, họp chuyên môn định kỳ và các buổi hội thảo về hoạt động GDKNS cho trẻ MG. Nhờ đó, mỗi người trong đội ngũ CB, GV có thái độ đúng đắn và có ý thức trách nhiệm phối hợp trong hoạt động GDKNS, góp phần xây dựng phong cách sống, tình cảm tích cực cho trẻ.

* Đối với cha mẹ trẻ

- CBQL, GV thông qua cuộc họp cha mẹ trẻ đầu năm hoặc qua phương tiện truyền thơng nhóm lớp tun truyền để cha mẹ trẻ hiểu biết đầy đủ về nội dung, cách thức tổ chức, vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDKNS cho trẻ MG đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động học tập, vui chơi, phát triển ngôn ngữ và phát triển nhân cách của trẻ, qua đó tạo sự đồng thuận. Phối hợp chặt chẽ với nhà để xây dựng kế hoạch tham gia tổ chức các hoạt động GDKNS cho trẻ MG.

Nhiệt tình tham gia vào các hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường MN và tham dự các chuyên đề nâng cao chất lượng GDKNS cho trẻ MG.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- CBQL cần có đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo về hoạt động GDKNS cho trẻ MG; xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV, NV trong trường và cha mẹ trẻ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDKNS cho trẻ từ đầu năm học một cách cụ thể thơng qua các buổi hội thảo, thuyết trình, họp cha mẹ trẻ, họp hội đồng hay sinh hoạt chuyên mơn.

Từ kế hoạch đó tổ chức thực hiện kế hoạch; quản lý chặt chẽ việc thực hiện thông qua việc chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra để có những tác động và điều chỉnh kịp thời việc nâng cao nhận thức cho lực lượng tham gia hoạt động GDKNS và cha mẹ của trẻ.

- CBQL nhà trường cần quan tâm đầu tư kinh phí, trang thiết bị cho việc thực hiện hoạt động nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV, NV và cha mẹ trẻ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDKNS cho trẻ MG.

- CBQL nhà trường cần quan tâm đến đời sống của đội ngũ tham gia GDKNS trong nhà trường, thường xun kiểm tra đơn đốc có những điều chỉnh và khen thưởng kịp thời, sẽ giúp cho đội ngũ tận tâm, tận tình lo cho cơng việc.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w