Biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 90 - 95)

8. Cấu trúc luận văn:

3.2. Biện pháp quản lý GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non ngoà

3.2.4. Biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong tổ chức thực hiện

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong quá trình nhà trường tổ chức thực hiện hoạt động GDKNS cho trẻ rất cần sự tham gia cộng tác của gia đình và các lực lượng xã hội. CBQL nhà trường cần phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội, tận dụng mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp của nhà trường để thực hiện mục tiêu GDKNS cho trẻ; hình thành, phát triển con người một cách tồn diện về đức, trí, thể, mỹ.

CBQL cần tuyên truyền phổ biến cho cha mẹ trẻ về hoạt động GDKNS cho trẻ MG, thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục KNS cho trẻ MG. GV liên kết với cha mẹ trẻ để hiểu rõ hơn hoàn cảnh và tâm lý của trẻ, và tạo được sự đồng tâm, hiệp lực GDKNS cho trẻ tốt hơn.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ MG thì việc GDKNS cho trẻ là việc rất quan trọng.

Mỗi gia đình, nơi mỗi người sống, chính là cái nơi GDKNS và định hướng các giá trị đạo đức cho trẻ sau này. Do đó, nhà trường cần sự phối hợp của ông bà, cha mẹ và những người thân của trẻ trong mỗi gia đình là những thầy cơ và quan trọng hơn là những nhà sư phạm để giáo dục, rèn luyện, giúp đỡ con em mình xây dựng những nhân cách tốt nhất.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp Một là, về phía nhà trường

Nhà trường thơng qua buổi họp hàng năm vào đầu năm học với cha mẹ trẻ, tuyên truyền tới cha mẹ trẻ về vai trò, tầm quan trọng của việc GDKNS cho trẻ; bàn bạc thống nhất các nhiệm vụ, nội dung phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình để đem lại hiệu quả tốt nhất của việc GDKNS cho trẻ.

Thống nhất nội dung, chương trình, cách thức thực hiện GDKNS cho trẻ MG ở nhà trường, vận động cha mẹ trẻ cùng tham gia. Trao đổi với cha

mẹ trẻ thơng qua các lần họp, tìm ra các biện pháp giáo dục tốt, động viên cha mẹ trẻ tích cực, tham gia GDKNS cho trẻ MG.

Trong kế hoạch cần nêu rõ vai trò của việc GDKNS cho trẻ; chỉ rõ những KNS cần GD cho trẻ; những thuận lợi và khó khăn của việc GDKNS cho trẻ và những đề nghị mong muốn cha mẹ trẻ và tổ chức xã hội cộng tác trong hoạt động GDKNS cho trẻ.

Đối với CBQL: phổ biến tuyên truyền đến cha mẹ trẻ qua kênh thông tin điện tử của nhóm lớp trên facebook, zalo và bảng tin trong chủ đề giáo dục tại góc tuyên truyền mục tiêu hoạt động GDKNS mà trẻ MG cần đạt được; Vận động cha mẹ trẻ đóng góp xây dựng CSVC, bổ sung trang thiết bị cần thiết cho trẻ và GV thực hiện hoạt động GDKNS, để có sự phối kết hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong cơng tác GDKNS cho trẻ; Thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội thơng qua việc cùng nhau tham gia tổ chức GDKNS cho trẻ thông qua các lễ hội dành riêng cho trẻ trong năm như: ngày Tết thiếu nhi (1/6), Rằm Trung Thu (15/8 âm lịch). Hiệu trưởng nhà trường là người đứng ra tổ chức, phân công và giao nhiệm vụ rõ ràng để mỗi CB, GV, NV và cha mẹ trẻ cùng nhau thực hiện tốt và hồn thành nhiệm vụ của mình.

Hai là, về phía cha mẹ trẻ

Cha mẹ trẻ phải liên kết chặt chẽ với nhà trường trong công tác GDKNS cho trẻ biết giao tiếp ứng xử phù hợp, chủ động, tự tin trong công việc, và biết đối xử tốt với mọi người. Đặc biệt, mỗi cha mẹ cần gần gũi quan tâm tới trẻ khi trẻ ở nhà và cung cấp thơng tin chính xác và kịp thời về tình hình phát triển thể chất, tinh thần của trẻ tại gia đình cho GV nắm được, để cha mẹ cùng với GV phối hợp GDKNS cho trẻ MG.

Ở gia đình, cha mẹ nên dạy trẻ biết cách ứng xử phù hợp trong những tình huống cụ thể và những chuẩn mực đạo đức mà con người phải sống theo. Do vậy, mỗi cha mẹ vừa là tấm gương, vừa là nhà GD có vai trị

những định hướng đúng đắn về tư tưởng đạo đức, lối sống cho trẻ.

Cha mẹ trẻ có trách nhiệm GDKNS cho trẻ khi ở nhà và tạo điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động GDKNS của nhà trường qua việc cho trẻ đi học đầy đủ, đúng giờ.

Ba là, đối với chính quyền địa phương cần làm tốt công tác an ninh, giải quyết những tệ nạn ảnh hưởng tới môi trường giáo dục của nhà trường; các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, đoàn thanh niên cần làm tốt công tác tuyên truyền giảm bớt các tệ nạn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến trẻ MG.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần thống nhất về phương pháp GDKNS cho trẻ MG.

- Giới thiệu, phổ biến những kiến thức GDKNS, những KNS cần rèn cho trẻ MG ở bảng tin trường, bảng tin lớp để phối hợp tốt với cha mẹ trẻ trong hoạt động GDKNS cho trẻ MG

3.2.5. Biện pháp quản lý các điều kiện về CSVC đảm bảo thực hiện tốt GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng môi trường tốt, bảo đảm cho GV và trẻ thực hiện hoạt động GDKNS cho trẻ MG gồm có cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học để thực hiện giáo dục KNS trong từng lớp học của trẻ.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- CBQL nhà trường cần lưu tâm đầu tư xây dựng CSVC, bổ sung trang thiết bị đầy đủ, hiện đại để khai thác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trong công tác GDKNS cho trẻ MG ở trường MN phù hợp với sự phát triển của nhà trường.

- CBQL có kế hoạch phối hợp liên kết với gia đình và các tổ chức xã hội để huy động nguồn lực cho sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ trong

hoạt động GDKNS cho trẻ MG.

- Hiệu trưởng phải đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ hoạt động GDKNS cho trẻ MG, đây là điều kiện cơ bản cần thiết làm cho quá trình GDKNS cho trẻ MG có chất lượng và hiệu quả.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp * Đối với các cán bộ quản lý:

- Hiệu trưởng cần lập kế hoạch từ đầu năm với các nội dung cụ thể đầu tư nguồn vốn cho công tác GDKNS; thường xuyên kiểm tra rà soát trang thiết bị hỗ trợ hoạt động GDKNS cho trẻ MG, cung ứng kịp thời thiết bị giáo dục còn thiếu và hư hỏng để hoạt động GDKNS cho trẻ MG được đảm bảo và hiệu quả.

- CBQL nhà trường cần lưu tâm đến việc quy hoạch, thiết kế sân vườn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an tồn, đẹp đẽ, thống mát để rèn l uyện KNS cho trẻ MG; đồng thời trang bị thêm thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động GDKNS cho trẻ MG.

- Tổ chức bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ CB, GV cập nhật, áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng trang thiết bị hiện đại vào trong hoạt động GDKNS cho trẻ MG.

* Đối với GV: Mỗi GV cần biết vận dụng một cách linh hoạt các trang thiết bị hiện đại, nhất là vấn đề công nghệ thông tin vào trong hoạt động GDKNS cho trẻ. GV cần chủ động đề xuất với nhà trường cung cấp về cơ sở vật chất, cơng cụ thiết bị cịn thiếu, sửa chữa hư hỏng để hỗ trợ kịp thời việc tổ chức hoạt động GDKNS cho trẻ.

GV cần tạo một bầu khí thoải mái trong lớp học, cho trẻ chủ động củng cố chuẩn bị các dụng cụ học tập, luôn hứng thú tham gia vào hoạt động GDKNS với nội dung và tình huống được đưa ra, có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ GDKNS trong nhà trường.

trẻ; kêu gọi sự, kêu gọi cha mẹ trẻ đóng góp cơng sức, tài chính xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị để phục vụ GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần đầu tư đầy đủ về CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDKNS cho trẻ MG.

Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống như: hệ thống phòng học đạt chuẩn, các phòng chức năng đảm bảo âm thanh, nhiệt độ và ánh sáng. Hệ thống cơ sở vật chất phải đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định; Trang thiết bị phục vụ cho HĐ GDKNS cần bảo đảm sự an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 90 - 95)

w