Xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non đảm bảo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 85 - 89)

8. Cấu trúc luận văn:

3.2. Biện pháp quản lý GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non ngoà

3.2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non đảm bảo

non đảm bảo tính khoa học

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể hóa hoạt động GDKNS cho trẻ MG về lộ trình thời gian, địa điểm, nguồn lực và lực lượng tham gia. Xây dựng kế hoạch GDKNS cho trẻ MG từ đầu năm về nội dung, chương trình hoạt đảm bảo yêu cầu và giúp cho hoạt động của nhà trường đi theo đúng lộ trình thời gian và ngày càng phát triển.

- Kế hoạch GDKNS cho trẻ MG là chương trình theo mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì thế quản lý việc xây dựng kế hoạch GDKNS cho trẻ MG là nhiệm vụ của người hiệu trưởng nhằm đảm bảo cho lực lượng tham gia GDKNS của nhà trường nắm vững mục tiêu, đưa hoạt động GDKNS của trường mầm non theo định hướng, đem lại kết quả thiết thực.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

- Các cán bộ quản lý thống nhất các chủ trương và đề ra kế hoạch có định hướng rõ ràng. Song song với đó là việc xây dựng chiến lược giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non trong một khoảng thời gian nhất định. Ban giám hiệu nhà trường triển khai cụ thể về thời gian tới các chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch hoạt động từng ngày và kế hoạch các ngày lễ hội trong năm.

- Tổ chức các chương trình tuyên truyền, giới thiệu, tập huấn về GDKNS đối với CBQL, GV, HS và cha mẹ học sinh. Bởi lẽ, đây chính là lực lượng nịng cốt để vận hành tồn bộ các hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường. Tại các chương trình tập huấn, giáo viên và cán bộ Đội cần được trang bị những kiến thức chuyên sâu về nội dung giáo dục kĩ năng

sống, thực hành các phương pháp truyền đạt cũng như các hình thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

- Cần xác định rõ mục đích, u cầu của chương trình, kiến thức trọng tâm cần cung cấp để trong việc lập kế hoạch GDKNS cho trẻ MG đúng theo nội dung và mục tiêu chương trình.

- Tổ chức các buổi sê-mi-na, giao lưu giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể xã hội hoặc giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các trường mầm non với nhau. Tại các buổi giao lưu này, các nhà quản lý và giáo viên có thể thống nhất về nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống với nhau. Nhà trường có thể tổ chức một số hoạt động cụ thể như: Tổ chức các buổi giao lưu với Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội khuyến học, Đoàn thanh niên nhằm lồng ghép nội dung tuyên truyền về giáo dục kĩ năng sống và tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống đối với trẻ mầm non. Qua đó, nhà trường có thể tác động đến nhận thức của lực lượng giáo dục xã hội nhằm thay đổi quan điểm, định kiến của họ đối với hoạt động giáo dục kĩ năng sống, tạo đà cho việc phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục kĩ năng sống nói riêng.

- Tổ chức các buổi họp phụ huynh hướng tới việc giới thiệu, phổ biến đến các bậc phụ huynh về ý nghĩa của việc rèn luyện và giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non. Tại các buổi học phụ huynh thường niên, nhà trường có thể giới thiệu một cách cơng khai về chương trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Nhà trường nên duy trì các buổi hội thảo cho tất cả phụ huynh

tham gia (2 đến 4 lần) trong một năm.

Tiến hành thực hiện một số chương trình HĐ GDKNS

mẫu (hoạt động

demo) nhằm lan tỏa, quảng bá về hoạt động giáo dục kĩ năng sống của nhà trường. Các hoạt động mẫu không chỉ tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho học sinh mà cịn là một kênh tuyên truyền hữu hiệu về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ của trường. Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống mẫu có thể được tổ chức độc lập hoặc có thể tích hợp vào các tiết học chính khóa, các chương trình sinh hoạt ngoại khóa. Ở đó, nhà trường thể hiện tất cả những điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống: xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và nhân sự điều hành hoạt động. Mức độ nhận thức, quan điểm về tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống của các lực lượng giáo dục sẽ có những bước biến chuyển sau khi được trực tiếp tham dự vào các chương trình hoạt động giáo dục kĩ năng sống do nhà trường tổ chức demo. Trên cơ sở đó, nhà trường có nền tảng vững chắc để thực hiện các hoạt động phối, kết hợp với các lực lượng giáo dục khác.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Một là, chuẩn bị lập kế hoạch hoạt động GDKNS cho trẻ MG.

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục kĩ năng sống phải thực sự nhiệt thành, tâm huyết, mong muốn tham gia vào các việc kỹ năng sống cho trẻ. Cán bộ quản lý, giáo viên phải coi việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng mang

lại những giá trị to lớn khơng chỉ cho trẻ mà cịn cho sự phát triển chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Hai là, soạn thảo kế hoạch GDKNS cho trẻ MG.

Lực lượng chủ đạo tham gia trực tiếp vào công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nhất là giáo viên chuyên về môn Kĩ năng sống, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách cần phải được tập huấn kĩ lưỡng về kĩ năng sống nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.

Ba là, lập kế hoạch.

BGH lập kế hoạch hoạt động GDKNS cho trẻ MG. Thành lập ban tổ chức hoạt động GDKNS cho trẻ MG, phân công nhiệm vụ cụ thể và chỉ đạo đội ngũ CBQL, GV nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch theo quy định của các cấp lãnh đạo phân bổ thời gian cụ thể theo học kỳ, chủ đề và tuần, thực hiện kế hoạch theo đặc thù riêng của trường.

Bốn là, Điều chỉnh kế hoạch

Ngồi ra, q trình giáo dục kĩ năng sống cần có sự phối hợp, thống nhất chặt chẽ giữa các tổ chức xã hội. Các lực lượng này phải chung tay, chung sức để tham gia vào quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại khu dân cư, địa bàn cư trú của trẻ.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ CB, GV; thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất, tiến bộ nhất, chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch một cách tự giác.

- Hiệu trưởng phải phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý và cần quan tâm đến đời sống của CB, GV và có sự động viên, khích lệ kịp thời để khơi dậy sự tin tưởng nơi đồng nghiệp là tiền đề đưa nhà trường đi đến sự thành công.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 85 - 89)

w