Giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 31 - 36)

8. Cấu trúc luận văn:

1.3. Giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

1.3.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Trong chương trình giáo dục ở các trường mầm non đối với trẻ MG nội dung GDKN tự phục vụ cụ thể cho từng độ tuổi như sau:

- Trẻ 3-4 tuổi: Làm quen với đánh răng, lau mặt; tập tử tay bằng xà phịng; Lời nói thể hiện nhu cầu cá nhân trẻ như: ăn, ngủ, vệ sinh;

- Độ tuổi 4 - 5 tuổi: Trẻ có các kỹ năng đánh răng, lau mặt rửa tay bằng xà phòng, bỏ rác và đi vệ sinh đúng nơi quy định;

- Độ tuổi 5-6 tuổi: Trẻ biết tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân, biết gấp quần áo, dọn dẹp giường ngủ và phịng của mình, vệ sinh và sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách;

Trên thực tế, đối với trẻ mầm non, giáo dục kỹ năng tự phục vụ không phải là công việc quá to tát mà chỉ là những thao tác đơn giản như: Tự chơi, tự ăn uống, dọn phịng của mình, tự thay đồ, biết tự vệ sinh cá nhân. Đối với trẻ MG, bố, mẹ cần dạy trẻ một số kỹ năng sau:

- Kỹ năng mặc, cởi quần áo;

- Kỹ năng cơ bản về ăn uống và chuẩn bị đồ ăn; - Kỹ năng cơ bản về vệ sinh.

1.3.2. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MG

Trên tinh thần Công văn 463/BGDĐT, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MG, thì nội dung cụ thể cần tập trung giáo dục cho các em bao gồm: Kỹ năng

về bản thân; Kỹ năng quan hệ xã hội; Kỹ năng thực hiện công việc phù hợp lứa tuổi; Kỹ năng thể hiện tình yêu thương; Kỹ năng xử lý tình huống thơng thường về an ninh, an toàn.

Mặc dù hiện nay, hoạt động GDKNS cho trẻ MG chưa được đưa vào chương trình và cũng chưa được thống nhất về nội dung, nhưng nhà quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non cần lựa chọn nội dung và chương trình phù hợp điều kiện và hồn cảnh thực tế của trường mình.

Nội dung GDKNS cho trẻ MG ở các trường mầm non gồm: kỹ năng về bản thân; kỹ năng quan hệ xã hội; thực hiện công việc phù hợp lứa tuổi; Kỹ năng thể hiện tình yêu thương; Kỹ năng xử lý tình huống thơng thường về an ninh, an toàn. [6]

Kỹ năng làm chủ bản thân:

Kỹ năng về bản thân là những hiểu biết của trẻ về đối tượng, sự việc diễn ra xung quanh và khả năng phán đoán, đưa ra các hành động phù hợp nhằm bảo vệ cho sự an toàn của bản thân trẻ. Do đó, trẻ cần được chỉ dạy các kỹ năng phòng vệ, giúp trẻ biết cách tránh xa các mối nguy hiểm và học tập trong một mơi trường an tồn, lành mạnh.

Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép

Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép là khả năng trẻ MG bày tỏ ý kiến của mình một cách phù hợp với hồn cảnh và văn hóa; Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép còn là khả năng trẻ MG biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, giúp trẻ MG biết cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh, tạo mối quan hệ tích cực khi tham gia hoạt động GDKNS.

Kỹ năng quan hệ xã hội

Kỹ năng quan hệ xã hội là những năng lực mà trẻ có được, giúp trẻ thuận lợi hơn trong giao tiếp, truyền đạt thông tin tới người khác; Bao gồm các giá trị như: thân thiện; hòa nhã; cởi mở; hiệu quả. Sở hữu các giá trị kỹ

năng quan hệ xã hội sẽ giúp trẻ dễ dàng thành công trong tương lai.

Kỹ năng thực hiện công việc phù hợp lứa tuổi:

Hãy giúp trẻ làm quen với cuộc sống từ những công việc nhỏ nhất hằng ngày, từ những kỹ năng cần thiết đầu tiên, kỹ năng tự phục vụ và cho trẻ thực hành trải nghiệm những việc làm vừa sức với trẻ để chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào cuộc sống một cách tự lập và tự tin.

Kỹ năng thể hiện tình yêu thương

Cần rèn cho trẻ KN thể hiện tình yêu thương với cha mẹ, những người thân trong gia đình, thầy cơ giáo, bạn bè và mọi người, được biểu hiện thơng qua lời nói ân cần, dịu dàng; qua ánh mắt, nụ cười chỉ thân thiện; qua những hành động, việc làm quan tâm, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn ... Đồng thời, trẻ cũng cần có KN thể hiện tình u với thế giới xung quanh qua việc sống gần gũi với thiên nhiên và biết giữ gìn, bảo vệ mơi trường xung quanh.

Kỹ năng xử lý tình huống thơng thường về an ninh, an toàn bao gồm các

giá trị như: thực hiện các quy tắc an tồn thơng thường, phịng chống các tai nạn thơng thường; không đi theo người lạ, không nghịch ổ điện, không đến gần những con vật nguy hiểm.

1.3.3. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MG

Trẻ MG ở trong trường MN được hình thành các KNS trong quá trình dài trẻ được chăm sóc, giáo dục trẻ bằng cách phương pháp:

Phương pháp thực hành

Đây là phương pháp giúp trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan trong hoạt động, phát triển sự linh hoạt của các giác quan trong hoạt động nhận thức, cũng như rèn sự linh hoạt khéo léo trong vận động của cơ thể, của đôi bàn tay, hình thành các phẩm chất vận động cho trẻ thông qua các hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi, qua đó giúp trẻ được trải nghiệm các thao tác hành động với đồ vật, đồ chơi giúp trẻ lĩnh hội được những kinh nghiệm của lịch sử – xã hội ẩn tàng trong thế giới đồ vật.

Phương pháp xử lý tình huống

Đây là phương pháp đặt trẻ vào những tình huống cụ thể để trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề qua các bước sau:

* Bước 1: Nhận biết vấn đề

*Bước 2: Tìm các phương án giải quyết * Bước 3: quyết định phương án giải quyết

Phương pháp động não

Đây là phương pháp được sử dụng nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó được đưa ra.

Phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai giúp rèn luyện về kĩ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử của trẻ thông qua tình huống giả định.

Phương pháp trải nghiệm

Phương pháp trải nghiệm qua việc tổ chức các hoạt động thăm quan dã ngoại, vui chơi ngồi nhà trường ln là cách thức giảng dạy phù hợp với các bé ở lứa tuổi mầm non. Phương pháp này sẽ mang đến cho trẻ những kiến thức mới với cách tiếp thu dễ hiểu, trẻ thích thú hơn khi tham gia.

Việc dạy trẻ những kỹ năng tự phục vụ tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu người lớn chúng ta khơng chú ý thì làm cho trẻ có thể hiểu làm việc đó vì người lớn chứ khơng ý thức được là cho bản thân. Nếu bố mẹ chúng ta hướng dẫn trẻ khơng đúng quy trình, nơn nóng thì trẻ thực hiện các kỹ năng khơng đúng, bởi vì vậy trong sinh hoạt hằng ngày cha mẹ trẻ cần chú ý hướng dẫn trẻ các kỹ năng từ đơn giản đến phức tạp.

GDKNS cho trẻ là một quá trình dài để hình thành nhân cách và những thói quen được khởi đi từ những cơng việc nhỏ nhất trong đời sống thường ngày. Đây không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là của cha mẹ, người thân và tất cả những ai gần gũi với trẻ. Nhà giáo dục cần sử dụng linh hoạt các biện pháp để chăm sóc, giáo dục trẻ có một nhân cách tồn diện,

chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào cuộc sống với sự tự lập, tự chủ và tự tin để thành công trong mọi tình huống của cuộc sống.

1.3.4. Hình thức GDKNS cho trẻ MG

GDKNS cho trẻ mầm non là việc rèn luyện các KNS cần thiết bao gồm

kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng xử lý tình huống... giúp trẻ MG thích nghi với mơi trường xung quanh tốt hơn, hịa đồng và tự tin giao tiếp với bạn bè, thầy cơ, cha mẹ và biết cách xử lý, ứng phó với những tình huống gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Thơng qua sinh hoạt trong ngày của trẻ ở trường

Những hoạt động sinh hoạt hằng ngày lặp đi lặp lại sẽ tạo cho trẻ thói quen biết tự chăm sóc bản thân, thực hiện đúng quy trình của mỗi việc như rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi đi ngủ, tự gấp chăn gối mỗi khi thức dậy. Những thói quen này cịn giúp trẻ hình thành tính tự giác cao. Có thể trẻ cũng sẽ gặp những khó khăn, vấn đề mới nảy sinh trong khi sinh hoạt - đây là cơ hội tốt để trẻ học hỏi được thêm nhiều KNS mới.

Thơng qua hoạt động có chủ đích

Việc giáo viên tổ chức lớp học với mục tiêu “lấy trẻ làm trung tâm”, cho trẻ tự học tập theo cách riêng của mình, làm chủ lớp học mang lại hiệu quả cao. Khi được tự do trình bày những ý kiến, quan điểm của mình, trẻ sẽ học được kỹ năng quản lý, sắp xếp và trình bày cho phù hợp với mỗi đề tài được giao. Ngồi ra, trẻ cũng hình thành được thói quen chịu trách nhiệm cho mỗi việc mình thực hiện.

Thơng qua hoạt động vui chơi, dạo chơi cho trẻ

Các hoạt động vui chơi, dạo chơi thường ngày không những mang lại nhiều niềm vui cho trẻ mà còn giúp bé vận dụng được nhiều KNS trong quá trình tham gia. Trẻ được trải nghiệm nhiều vai trò khác nhau, được thỏa sức phát huy khả năng tưởng tượng và sáng tạo, học hỏi nhiều điều hay cùng bạn bè thông qua từng trị chơi thú vị. Ví dụ như khi tham gia trị chơi kéo co, trẻ

sẽ biết cách cầm dây khi kéo như thế nào để mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, trẻ cũng cần biết đoàn kết, hợp tác, hiểu ý các thành viên trong đội để quá trình kéo được nhịp nhàng và đều đặn hơn, mang lại kết quả tốt nhất cho cả đội.

Thơng qua hoạt động trải nghiệm ngồi giờ học

Nhà trường và gia đình cũng nên tổ chức các buổi thăm quan, dã ngoại sẽ giúp trẻ có những cái nhìn mới mẻ, học được nhiều điều hay cũng như biết cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, những buổi thăm quan, dã ngoại cịn khiến cho trẻ cảm thấy thích thú và hào hứng hơn, dễ tiếp thu những KNS được truyền tải thông qua những trải nghiệm thực tế. Ví dụ như khi thăm quan vườn bách thú trẻ sẽ học được: không đến gần những động vật hung dữ; có thể đến gần và chăm sóc những con vật ni trong gia đình, …

Thơng qua hoạt động tự lập của trẻ khi ở trường

Những hoạt động sinh hoạt hằng ngày lặp đi lặp lại sẽ tạo cho trẻ MG thói quen biết tự chăm sóc bản thân, thực hiện đúng quy trình của mỗi việc như rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi đi ngủ, tự gấp chăn gối mỗi khi thức dậy Những thói quen này cịn giúp trẻ hình thành tính tự giác cao. Có thể trẻ cũng sẽ gặp những khó khăn, vấn đề mới nảy sinh trong khi sinh hoạt - đây là cơ hội tốt để trẻ học hỏi được thêm nhiều KNS mới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 31 - 36)

w