Những yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 41 - 45)

8. Cấu trúc luận văn:

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở

trường mầm non

1.5.1. Nhận thức của đội ngũ quản lý, giáo viên

Trình độ nhận thức của đội ngũ CBQL ảnh hưởng đến hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non. Lực lượng tham gia vào GDKNS cho trẻ MG có nhận thức đúng sẽ giúp nhà trường phát huy được thế mạnh của giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non. Nhờ đó, sẽ thúc đẩy cho hoạt động GDKNS cho trẻ MG đạt hiệu quả tối ưu.

Do vậy, nhận thức của các lực lượng tham gia GDKNS cho trẻ MG đúng giúp cho việc: xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ

chức GDKNS cho trẻ; hiểu được sự cần thiết của việc tổ chức để thúc đẩy cho hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường MN đạt kết quả theo sự kỳ vọng của các lực lượng tham gia tổ chức giáo dục.

1.5.2. Năng lực của đội ngũ quản lý, giáo viên

- Năng lực của đội ngũ quản lý:

Đại diện cho đội ngũ CBQL là hiệu trưởng, là người có vai trị ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động GDKNS cho trẻ MG trong nhà trường MN. Để hoạt động GDKNS cho trẻ MG trong nhà trường MN tốt đòi hỏi những năng lực nhất định của người hiệu trưởng.

+ Vốn tri thức của hiệu trưởng

+ Năng lực, trình độ chun mơn và kinh nghiệm + Tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình.

- Năng lực của đội ngũ giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non là đội ngũ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức hoạt động giáo dục và rèn luyện KNS cho trẻ MG. GVMN là những người sẽ quyết định chất lượng, mức độ hình thành và phát triển KNS ở trẻ MG. Vì vậy, người GVMN cần được trang bị đầy đủ kiến thức; được đào tạo và bồi dưỡng các tri thức và kỹ năng sẽ giúp việc tổ chức hoạt động của hoạt động giáo dục KNS cho trẻ MG đem lại hiệu quả.

Kinh nghiệm và trình độ năng lực của GVMN đóng vai trị rất lớn trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MG ở trường MN. Do đó, khi tham gia hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường MN, GV cần có ý thức làm việc việc tốt, có trách nhiệm với công việc và lịng u nghề và u trẻ thì KNS của trẻ sẽ được hình thành và phát triển tốt.

1.5.3. Nhận thức của cha mẹ trẻ

Nhận thức của cha mẹ trẻ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường MN. Việc quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường MN rất cần sự hợp tác của cha mẹ trẻ.

Nếu cha mẹ trẻ nhận thức đúng, đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động GDKNS; thì chính cha mẹ trẻ sẽ ủng hộ, phối hợp tốt với GV và nhà trường trong hoạt động GDKNS cho trẻ. Nhờ đó, hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường MN sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

1.5.4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDKNS chotrẻ MG ở trường MN trẻ MG ở trường MN

Hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường MN để đem lại hiệu quả cần được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt, đầy đủ và hiện đại. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị: từ lớp học, sân chơi, đến đồ dùng phục vụ hoạt động GDKNS đề ảnh hưởng đến việc GDKND cho trẻ, sẽ hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần cho CBQL, GV quản lý tốt hoạt động. Do đó, CBQL cần quan tâm thường xuyên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trong trường MN.

Tiểu kết Chương 1

GDKNS cho trẻ MG ở các trường mầm non là một hoạt động cần thiết góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Vì thế, GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non, đã được các nhà khoa học trong và ngồi nước quan tâm nghiên cứu để để tìm ra cách thức thực hiện cho phù hợp với từng thời kỳ. Ngày nay, khi nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với thế giới, hơn bao giờ hết sự nghiệp giáo dục nói chung và hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non được quan tâm hơn bao giờ hết nhằm đào tạo nên tương lai của trẻ MG có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng kịp thời với nhu cầu của thời đại.

Quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở các trường mầm non là hoạt động có tổ chức và có mục đích nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục đã xác định. Người quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thực hiện 4 chức năng:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS - Tổ chức thực hiện hoạt động GDKNS - Chỉ đạo thực hiện hoạt động GDKNS - Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS

Quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường mầm non chịu tác động của nhiều yếu tố, như: Nhận thức của lực lượng GDKNS trong nhà trường; Năng lực của đội ngũ CBQL, GV; phương tiện vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDKNS; tiêu chí đánh giá kết quả GDKNS... Đây là những luận cứ và là cơ sở để tác giả xem xét thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở trường MN ngồi cơng lập trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương trong chương 2 và chương 3.

CBQL và GV trong mỗi nhà trường không chỉ quản lý các khâu: xây dựng; tổ chức thực hiện; Chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra đánh giá. Nhưng, CBQL cần tranh thủ sự hỗ trợ từ phía cha mẹ trẻ, địa phương và các tổ chức xã hội để đầu tư trang thiết bị, công cụ phục vụ cho hoạt động GD KNS và quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ MG ở các trường mầm non đem lại hiệu quả cao nhất.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON NGỒI CƠNG LẬP

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w