chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chất lượng BDCC phụ thuộc rất lớn vào năng lực của giảng viên, khơng chỉ đánh giá qua trình độ học vấn, mà còn bởi tư cách đạo đức, tư duy lý luận, phương pháp sư phạm, kiến thức về thế giới và các phương thức hoạt động để thu được kiến thức ấy, cộng với kinh nghiệm trong giảng dạy, kết hợp với nghiên cứu, trải nghiệm thực tế và kỹ năng tổ chức giải quyết các tình huống, kinh nghiệm biểu cảm về hành vi, thái độ, cảm xúc và tư duy sáng tạo. Ngoài các yếu tố “cốt lõi” trên, năng lực của giảng viên còn phụ thuộc vào thái độ (sự đam mê, mẫn cảm, phẩm chất ý chí, khả năng hiểu biết, giá trị cốt lõi...), đây là những đặc điểm riêng để hình thành, phát triển năng lực cho mỗi giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo. Vì vậy, có thể nói, năng lực của đội ngũ giảng viên là tổng hịa bởi các tiêu chí trong các lĩnh vực hoạt động: chuyên
môn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học - công nghệ và tư vấn thực hiện các dịch vụ ứng dụng quản lý. Đây chính là những định hướng cho các nhà quản lý, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng có những giải pháp phát triển năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo nhằm góp phần phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Môi trường BDCC có những đặc thù riêng, khác cơ bản so với môi trường đào tạo, bồi dưỡng ở các trường đại học, cao đẳng. Học viên tham gia bồi dưỡng là những công chức đang làm việc và công tác ở một vị trí cơng việc nhất định tại một cơ quan HCNN, họ là những người đã được đào tạo, có trình độ, kinh nghiệm trong cơng tác và thực tiễn. Có thể những công chức này đã tạm ngừng việc học tập trong một thời gian, do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của đơn vị đào tạo bồi dưỡng, giảng viên là đưa học viên trở lại khơng khí học tập, tích cực trao đổi, thảo luận, chia sẻ giải pháp xử lý tình huống nảy sinh từ thực tiễn; đồng thời, truyền đạt, tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ… những điều học viên cần được bổ sung, nâng cao. Để đạt được điều đó, yêu cầu đặt ra đối với mỗi giảng viên là phải tự ý thức vai trị của mình, khơng ngừng học tập, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy, biên soạn và cập nhật thông tin, vận dụng sáng tạo trong từng bài giảng, nhằm truyền tải một cách tốt nhất, hiệu quả nhất những kiến thức mới, kỹ năng chuyên ngành và tình huống gắn với thực tiễn cho học viên tham gia bồi dưỡng.
Cơ sở vật chất như hội trường, trang thiết bị, dụng cụ giảng dạy... cũng là các yếu tố cần thiết có tác động tích cực hoặc hạn chế tới công tác BDCC. Cơ sở vật chất tốt là điều kiện thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng diễn ra và ngược lại nếu cơ sở vật chất không tốt hoặc thiếu thốn sẽ hạn chế rất lớn đến các hoạt động bồi dưỡng, thậm chí có thể khơng thực hiện được các hoạt động đào tạo.