Khái quát chung về điều kiện vị trí địa lý và kinh tế xã hội huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu luận văn bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 48 - 50)

THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN KRÔNG ANA, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Những yếu tố đặc thù tác động đến bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Khái quát chung về điều kiện vị trí địa lý và kinh tế - xã hội huyệnKrông Ana, tỉnh Đắk Lắk Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

Huyện Krông Ana được thành lập ngày 19/9/1981, nằm về phía Tây Nam của tỉnh Đắk Lắk, trung tâm huyện Krông Ana cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột 32km. Có hệ thống đường huyện lộ 2, huyện lộ 10, huyện lộ 10A đi qua địa bàn và là nơi hội tụ của hai con sông lớn Krông Ana và Krơng Nơ để hình thành dịng sơng Sêrêpốk - con sơng lớn nhất tỉnh Đắk Lắk. Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, phù sa màu mỡ, có tiềm năng rất lớn về phát triển nông nghiệp như lúa, cà phê, hồ tiêu, ca cao và số cây trồng có giá trị khác, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp chế biến phát triển.

Diện tích tự nhiên của huyện là 35.609 ha, dân số trên 95.210 người (theo số liệu thống kê năm 2019), chia làm 8 đơn vị hành chính cấp cơ sở (gồm 07 xã và 01 thị trấn) với 73 thôn, buôn, tổ dân phố.

Trong thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Krông Ana đã phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các cấp, các ngành trong việc xây dựng quê hương giàu mạnh, góp phần thay đổi diện mạo của huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các năm gần đây đều đạt trên 9,6%. Kinh tế của huyện duy trì phát triển khá, một số ngành và lĩnh vực có sự phát triển tương đối nhanh, ổn định.

Đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) tăng bình quân hằng năm trên 3,8%.

Lĩnh vực cơng nghiệp – xây dựng phát triển nhanh, tồn huyện có 35 hợp tác xã, với 217 thành viên tham gia, tổng vốn điều lệ hơn 11,7 tỷ đồng và 3 tổ hợp tác, với 26 thành viên; tổng doanh thu hằng năm đạt gần 9,9 tỷ đồng.

Tỷ lệ nhựa hóa và bê tơng hóa đường huyện, đường nội thị đạt 100%; nhựa hóa và cứng hóa đường xã đạt 100%; 100% gia đình trong khu dân cư được sử dụng điện. Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới được triển khai tích cực, đến cuối năm 2020, tồn huyện có 04 xã đạt chuẩn nơng thơn mới.

Song song với phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện Krơng Ana cịn chú trọng thực hiện các mục tiêu về văn hóa – xã hội. Tính đến nay, tồn huyện có 84% số hộ được cơng nhận gia đình văn hóa; hơn 94,8% cơ quan được cơng nhận cơ quan văn hóa; hơn 82,4% thơn, bn được cơng nhận thơn, bn văn hóa. Cơng tác giảm nghèo được chú trọng thực hiện, với các giải pháp đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Đồng thời kết hợp lồng ghép với các chương trình, dự án và huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ người dân thốt nghèo. Nhờ vậy, cơng tác giảm nghèo của huyện đạt được kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm gần 2,8%, riêng trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm gần 4,4%; đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn hơn 5%.

Ngồi ra cịn có hệ thống các hồ, thác đẹp và hùng vĩ trên dịng sơng Sêrêpốk như Hồ thủy điện bn Kuốp có diện tích 350ha cung cấp nguồn thủy năng cho nhà máy thủy điện Buôn Kuốp (286 MW) với sản lượng điện mỗi năm đạt khoảng 1,4 tỷ Kwh phục vụ tưới tiêu cho hơn 100.000 ha đất nông nghiệp của huyện. Đồng thời tạo cảnh quan môi trường, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản như: Dray Sáp thượng (Gia Long ) và Thác Dray Nur – Xã Dray Sáp. Ngồi ra cịn có địa điểm du lịch khác như Hồ Sen (thị trấn Buôn Trấp) hàng năm được tổ chức Lễ hội đua thuyền vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch và cũng là ngày hội truyền thống của tỉnh Đắk Lắk.

Với những lợi thế, thuận lợi về vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội như nêu ở trên, dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, cùng với sự quản lý của chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức của huyện luôn nỗ lực phấn đấu, năng động, sáng tạo, ham học hỏi, quyết tâm phấn đấu đưa huyện trở thành huyện phát triển khá của tỉnh. Để hồn thành được mục tiêu trên địi hỏi phải làm tốt cơng tác đào tạo, bồi

dưỡng CBCC có đủ kiến thức, kĩ năng, năng lực thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước cũng như của địa phương ở hiện tại và trong tương lai.

Một phần của tài liệu luận văn bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w