Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng công chức cần trả lời các câu hỏi chính như: bồi dưỡng có đạt mục tiêu đề ra; nội dung, chưong trình có phù hợp với nhu cầu người học; Giảng viên có đáp ứng được yêu cầu của chương trình bồi dưỡng khơng... Tùy theo các mức độ khác nhau về kiểm tra, đánh giá mà người ta sử dụng các phương
pháp đánh giá khác nhau để xem xét việc thực hiện quy trình bồi dưỡng đạt kết quả đến đâu, hiệu quả như thế nào để có những bước điều chỉnh thích hợp. Cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng cơng chức có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức.
Tiểu kết Chương 1
Đội ngũ cơng chức hành chính nói chung, cơng chức hành chính cấp huyện nói riêng đóng vai trị quan trọng trong xây dựng và hồn thiện bộ máy nhà nước, trong hoạt động cơng vụ; cơng chức hành chính cấp huyện là những người trực tiếp tham mưu triển khai chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn huyện, tham mưu xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của địa phương và hệ thống các văn bản hướng dẫn khác. Việc bồi dưỡng là một trong những khâu quan trọng nhằm trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức, BDCC hành chính cấp huyện có những nét riêng, đặc thù so với các cơng chức hành chính khác.
Tìm hiểu, phân tích các vấn đề lý luận về cơng chức, BDCC hành chính cấp huyện ở Chương 1 là cơ sở lý luận giúp tác giả có cách hiểu, cách tiếp cận đúng đắn về công tác BDCC các CQCM thuộc UBND cấp huyện và tầm quan trọng của công tác này để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong thực thi cơng vụ. Theo đó, tác giả kết hợp đánh giá tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng đội ngũ cơng chức các CQCM thuộc UBND huyện và phân tích thực trạng cơng tác BDCC tại UBND huyện Krông Ana ở chương 2 để đề xuất một số giải pháp, kiến nghị phù hợp với đặc thù của huyện nhà nhằm góp phần nâng cao chất lượng cơng tác BDCC các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian sắp tới.
Chương 2