Nhóm giải pháp đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) múa hát ải lao ở phường phúc lợi, quận long biên, hà nội truyền thống và biến đổi luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam ( ) (Trang 81 - 85)

Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc Đảng ta đặc biệt quan tâm trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Trong văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII), đƣa ra quan điểm chỉ đạo cơ bản: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Sự hỗ trợ kịp thời của nhà nƣớc đã làm sống lại nhiều di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một. Với vai trị quản lý nhà nƣớc trực tiếp, trong nhiều trƣờng hợp sự chỉ đạo, chính sách, quy định của các tổ chức này đã góp phần thay đổi thực hành di sản của cộng đồng theo hƣớng tích cực.

Để bảo tồn và phát huy giá trị của múa hát Ải Lao cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, Sở Văn hóa và Thể thao, phịng Văn hóa – Thơng tin quận Long Biên và chính quyền địa phƣơng cần có sự phối hợp chặt chẽ trong cơng tác quản lý. Hoạch định cơ chế, chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị di

đóng vai trò quản l‎ý và định hƣớng hoạt động của di sản phi vật thể phù hợp với thuần phong mỹ tục tránh áp đặp lên cộng đồng.

Công tác quản lý của nhà nƣớc bao gồm:

- Quản lý hoạt động bảo tồn di sản văn hóa là nhằm góp phần xây dựng mơi trƣờng xã hội tốt đẹp, lành mạnh - một trong những nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững.

- Quản lý hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phục vụ mục tiêu giáo dục, hình thành các nhân cách văn hóa/nguồn nhân lực có chất lƣợng đáp ứng đƣợc u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế.

- Quản lý hoạt động bảo tồn di sản văn hóa là để giữ gìn lâu dài các giá trị văn hóa tiêu biểu của đất nƣớc hiện đang tích hợp/vật chất hóa trong các di sản văn hóa với tƣ cách là nguồn thơng tin khoa học nguyên gốc, chân thực, có khả năng cung cấp tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm sống, bài học lịch sử có ích cho con ngƣời hơm nay và mai sau.

- Quản lý các hoạt động bảo tồn phải căn bản dựa trên mục tiêu phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội - một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc về xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động bảo tồn di sản văn hóa nói riêng.

Thứ hai, hỗi trợ các điều kiện vật chất cần thiết để cộng đồng thực hành di sản. Hiện nay, khó khăn của phƣờng Ải Lao là địa điểm và dụng cụ để tập luyện do nguồn kinh phí hoạt động của phƣờng còn hạn chế. Chính quyền địa phƣơng cần tạo điều kiện địa điểm tập luyện nhƣ nhà văn hóa phƣờng hay tại các di tích. Hỗ trợ kinh phí đầu tƣ dụng cụ tập luyện cho các thành viên trong phƣờng.

tầm, tƣ liệu hóa múa hát Ải Lao

Nghiên cứu, sƣu tầm, tƣ liệu hóa là một trong những biện pháp hiệu quả để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Tƣ liệu hóa tạo ra những nguồn tài liệu phục vụ cho việc đào tạo những ngƣời truyền dạy trong tƣơng lai để bảo tồn và trao truyền di sản; tạo ra nguồn tài liệu cơ bản cho nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác bảo vệ và trao truyền di sản thông qua việc tƣ liệu hóa những hoạt động trình diễn lại di sản. Để bảo vệ nghệ thuật trình diễn múa hát Ải Lao, cơng tác tƣ liệu hóa đặc biệt đƣợc chú trọng. Việc thực hành tất cả các bài bản Ải Lao hiện nay đều đƣợc ghi âm, ghi hình, văn bản hóa. Tất cả các sản phẩm tƣ liệu hóa khơng chỉ để lƣu trữ mà cịn đƣợc phổ biến trọng cộng đồng để mọi ngƣời sử dụng, nâng cao nhận thức và có thể làm tài liệu để truyền dạy.

Xây dựng bộ phim dựa vào cộng đồng: mục tiêu xây dựng phim để giới thiệu cho mọi ngƣời hiểu sâu sắc hơn về múa hát Ải Lao, quá trình phục hồi, duy trì và bảo tồn bằng tiếng nói, thực hành của chủ thể - những ngƣời sáng tạo, trao truyền và bảo tồn di sản. Vấn đề này sẽ đƣợc đề cập rõ ở phim cộng đồng với để có thể khẳng định múa hát Ải Lao là nghệ thuật trình diễn rất cổ xƣa, độc đáo; một nghệ thuật hát và múa có nguồn gốc riêng, bài bản riêng, lề lối riêng, tổ chức riêng. Phim cũng nói lên kế hoạch hành động bảo vệ múa hát Ải Lao và tiếng nói của những ngƣời tham gia vào công cuộc bảo vệ này.

Thứ tƣ, xây dựng chƣơng trình giáo dục di sản cho cộng đồng và học sinh: Theo Công ƣớc của UNESCO năm 2003 đã chỉ rõ, giáo dục di sản đóng vai trị rất quan trọng trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Xác định rõ nhiệm vụ đó, để bảo vệ và phát huy nghệ thuật trình diễn múa hát Ải Lao cần khảo sát những trƣờng học, cộng đồng ở địa bàn quận Long Biên nói riêng và mở rộng ra ở các cộng đồng cùng chia sẻ di sản (xã Phù Đổng, xã Đặng Xá,

huyện Gia Lâm) để từ đó xây dựng bộ tài liệu nhằm giới thiệu về nghệ thuật trình diễn múa hát Ải Lao. Thông qua bộ tài liệu này sẽ giúp thế hệ trẻ nói riêng và cộng đồng nói chung có thể hiểu hơn về di sản và nhận diện những giá trị của di sản.

Thứ năm, tăng cƣờng công tác tuyên truyền quảng bá cho di sản.

Sự nghiệp giữ gìn và phát huy giá trị của di sản chỉ có thể đƣợc đẩy mạnh và đạt hiệu quả khi ngƣời dân ý thức và tự giác tham gia. Do đó, việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức tự giác của ngƣời dân, khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với di sản của cộng đồng mình là cơng việc có ý nghĩa quan trọng để hƣớng ngƣời dân cùng tham gia tìm tịi, sƣu tầm, giữ gìn và bảo vệ. Trong những năm gần đây, đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc, các tổ chức quốc tế và những chỉ đạo đúng đắn kịp thời của Thành phố và chính quyền địa phƣơng đã dần dần thay đổi nhận thức của nhân dân địa phƣơng đối với các giá trị di sản.

Thứ sáu, nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý di sản văn hóa gắn với việc phải thiết lập đƣợc những điều kiện cần và đủ cho tất cả các mặt hoạt động: Ban hành một cơ chế, chính sách phù hợp cùng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hồn chỉnh có tác động nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa, tạo động lực cho các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa; Xây dựng và củng cố hệ thống quản lý và khoa học đủ mạnh, có khả năng triển khai trong đời sống xã hội các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa; Đào tạo nguồn nhân lực (nhân lực quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật) có chất lƣợng, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa. Truyền thơng giáo dục di sản văn hóa nhằm từng bƣớc thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trị của di sản văn hóa trong đời sống xã hội, xác định rõ trách nhiệm xã hội của các cá nhân, tổ chức trong

việc tham gia các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa. Cuối cùng là tăng cƣờng đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa.

Tuy nhiên, nếu nhà nƣớc can thiệp quá sâu vào di sản thì sẽ dẫn đến tình trạng nhà nƣớc hóa quản lý di sản văn hóa phi vật thể lại làm cho “di sản hóa những sinh hoạt, hành động thuộc về văn hóa sống”, hạn chế vai trị của cộng đồng thậm chí làm ảnh hƣởng đến tính tự chủ, tự nguyện và sáng tạo của họ trong việc thực hành và bảo vệ di sản. Đôi khi sự tồn tại vốn có với sự tự quản lý của cộng đồng tốt hơn, ý nghĩa hơn sự quy hoạch, tổ chức lại, hành chính hóa các hoạt động của di sản với sự tham gia trực tiếp của nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) múa hát ải lao ở phường phúc lợi, quận long biên, hà nội truyền thống và biến đổi luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam ( ) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)