Trƣớc đây, phƣờng Ải Lao chỉ hát ở hội Gióng, khơng đi hát ở những nơi khác. Khi sang hát ở hội Gióng, bên Phù Đổng phải ni ăn ở. Chùa Kiến Sơ dành riêng một tòa giải vũ rộng 7 gian cho phƣờng ăn nghỉ và sinh hoạt (hiện nay tịa giải vũ khơng cịn nữa). Phƣờng Ải Lao mở rộng không gian biểu diễn. Bên cạnh khơng gian biểu diễn chính và truyền thống của phƣờng Ải Lao là hội Gióng ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội thì phƣờng Ải Lao cịn biểu diễn tại hội làng Đổng Xuyên (vào ngày mồng 8 tháng tƣ âm lịch), hội làng Hội Xá (ngày mồng 8, mồng 9 tháng hai âm lịch), tham gia biểu diễn trong các ngày lễ kỷ niệm ở các địa điểm khác nhau: Năm 1995, phƣờng tham gia biểu diễn ở Quảng trƣờng Ba Đình nhân dịp Quốc Khánh. Năm 1998, khi Sài Gịn kỷ niệm 300 năm thành lập, Sở Văn hóa Thơng tin thành phố Hà Nội đã đƣa phƣờng cùng các Ông Hiệu ở hội Gióng vào tham gia sự kiện. Khi đó, do yêu cầu hạn chế về số lƣợng nên phƣờng chỉ cử 18 thành viên tham gia với tiêu chí: có sức khỏe, kỹ thuật biểu diễn tốt. Ngƣời chọn các thành viên tham gia biểu diễn là trƣởng phƣờng và phó phƣờng.
Hiện nay, phƣờng có tham gia biểu diễn ở một số sự kiện khi đƣợc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội yêu cầu nhƣ: năm 2012, phƣờng biểu diễn ở vƣờn hoa Lý Thái Tổ; Năm 2013 phƣờng biểu diễn ở festival đƣờng phố ở Hải Phòng… Khi đi biểu diễn ở các tỉnh/thành phố khác, phƣờng thƣờng đi từ 2 đến 3 ngày. Khi đi diễn ở những địa điểm khác, phƣờng vẫn hát những bài về hội Gióng “để cả nƣớc nghe”. Theo ông Nguyễn Trọng Hinh: “phƣờng chỉ đi biểu diễn ở nơi khác khi phƣờng đi cùng với các Ơng Hiệu ở hội Gióng để mơ phỏng lại hội Gióng. Phƣờng Ải Lao khơng bao giờ đi một mình vì Ải Lao là biểu tƣợng của đoàn quân tổng hợp của Thánh Gióng”.
* Phường Ải Lao biểu diễn ở hội làng Hội Xá
Đình Hội Xá thờ tƣớng Nguyễn Nộn sau thờ thêm ơng Hồng Hổ khi khơng cịn miếu riêng. Nguyễn Nộn là ngƣời ở Phù Dực. Ông rất giỏi văn võ và là một tƣớng giỏi vào thế kỷ XIII. Khi dẹp đƣợc giặc ở Kinh Bắc, ông đƣợc Vua gả công chúa Phƣơng Anh và đƣợc phong tƣớc là Hoài Đạo Hiếu Vũ Vƣơng. Hội đình Hội Xá đƣợc tổ chức vào ngày mồng 7 và mồng 8 tháng hai âm lịch hàng năm. Khi tham gia hội, phƣờng biểu diễn ở đình Hội Xá và chùa Linh Tiên trong cùng một khuôn viên.
Trƣớc đây, phƣờng Ải Lao không tham gia vào hội làng. Để tạo nên khơng khí tƣơi vui cho hội làng, từ năm 2010, phƣờng bắt đầu tham gia và dần đóng vai trị quan trọng trong hội. Vào sáng ngày mồng 7 tháng hai âm lịch, phƣờng tổ chức hát thờ tại đình, tham gia cùng với đồn rƣớc lấy nƣớc từ sơng Đuống về thờ, tham gia làm lễ và biểu diễn tại sân đình. Phƣờng hát các bài hát giống nhƣ hội Gióng. Năm 2015, phƣờng biểu diễn thêm hai bài hát mới đƣợc sáng tác là “Lên đình Hội Xá” và “Vào chùa”. Vào sáng ngày mồng 8 tháng hai âm lịch, làng tổ chức rƣớc cỗ từ gia đình chứa cỗ ra đình. Phƣờng Ải Lao cũng tham gia vào đồn rƣớc. Khi cỗ đƣợc rƣớc về đình, Đội tế làm lễ tế Thánh. Sau đó, phƣờng Ải Lao làm lễ và trình diễn các bài hát mừng chiến thắng nhƣ “Uốn cành”, “Giải núi”, “Bắt hổ” tại sân đình.
* Phường Ải Lao biểu diễn ở hội làng Đổng Xuyên
Làng Đổng Xuyên xƣa là quê của mẹ Thánh Gióng. Đây là nơi thờ mẹ Thánh Gióng và Thánh Gióng. Làng Đổng Xuyên cùng với Đổng Viên, Phù Đổng, Phù Dực, Hội Xá (đƣợc gọi là năm dân hội đồng) đều là những thành viên chủ thể Hội Gióng. Hội đình Đổng Xun đƣợc tổ chức vào ngày mồng 8 tháng tƣ âm lịch hàng năm. Ở hội đình Đổng Xuyên, phƣờng Ải Lao biểu diễn ở đình, đền, chùa Đổng Xuyên và tham gia nghi lễ múa hổ (Khám chiếu)
ở bãi nơi diễn ra trận đánh mang tính biểu tƣợng của Thánh Gióng (cách đình Đổng Xun khoảng 1km).
Trƣớc đây, phƣờng Ải Lao không biểu diễn ở hội làng Đổng Xuyên. Khoảng năm, sáu năm gần đây, phƣờng đã tham gia hát ở hội. Trƣớc đây, khi hội Gióng khai mạc vào ngày mồng 8 tháng tƣ - trùng với ngày mở hội làng Đổng Xuyên nên phƣờng không tham gia. Khoảng 5 giờ chiều ngày mồng 8, khi mọi hoạt động bên hội Gióng đã xong thì phƣờng sang biểu diễn ở Đổng Xuyên. Từ năm 2014, do hội Gióng chuyển sang khai mạc vào ngày mồng 7 để hợp với nghi thức “Khám đƣờng” của phƣờng Ải Lao có tính chất mở đầu ngày hội, nên sáng ngày mồng 8, phƣờng có thể sang tham gia hội ở Đổng Xuyên.
Ngồi việc hát làm lễ, phƣờng Ải Lao cịn tham gia vào đoàn rƣớc và thực hành nghi lễ “Khám chiếu”. Hội trận ở Đổng Xuyên mới đƣợc đƣa vào và tái hiện giống nhƣ Hội Gióng. Tuy nhiên, phƣờng chỉ thực hiện nghi lễ Khám chiếu ở hội trận ngoài bãi, cịn khi hội trận trƣớc đình Đổng Xun thì khơng có phƣờng Ải Lao tham gia nên hội trận này trở nên hình thức, khơng thu hút đƣợc ngƣời xem.
Nhƣ vậy, múa hát Ải Lao từ một điệu “múa thiêng”, múa hát trƣớc thần linh chỉ tham gia biểu diễn tại hội Gióng đến biểu diễn trong nhiều khơng gian lễ hội văn hóa khác khau đã ít nhiều thay đổi bản chất của múa hát Ải Lao truyền thống. Nói cách khác thì tính thiêng có xu hƣớng giảm đi.