Nghệ thuật trình diễn dân gian múa hát Ải Lao truyền thống vốn là một nghi thức khơng thể thiếu trong hội Gióng. Nguồn gốc của múa hát Ải Lao gắn với lịch sử ra đời của phƣờng Ải Lao hay còn gọi là phƣờng Tùng Choắc của làng Hội Xá. Phƣờng Ải Lao ở đây không phải là đơn vị hành chính “phƣờng/xã” mà là phƣờng múa hát gồm một nhóm khoảng 30 - 40 ngƣời cùng tham gia thực hành nghệ múa hát. Hiện nay, có nhiều quan điểm về nguồn gốc ra đời của trình diễn múa hát Ải Lao.
Theo truyền thuyết và lời kể của những ngƣời cao tuổi trong làng Hội Xá: Phƣờng múa hát Ải Lao ra đời gắn với truyền thuyết Thánh Gióng. Vào thời Hùng Vƣơng thứ 6, nƣớc Văn Lang có giặc Ân phƣơng Bắc xâm lƣợc. Ơng Gióng, làng Phù Đổng đã cƣỡi ngựa sắt phá cƣờng Ân. Qua sông Thiên Đức, đám trẻ trâu ở làng Hội Xá đã buộc trâu lại và đi theo ơng Gióng đánh giặc. Sau chiến thắng giặc Ân với chiến cơng lẫy lừng, Thánh Gióng đã cƣỡi ngựa sắt về trời. Mẹ Gióng vì thế mà buồn bã thƣơng nhớ con. Đám trẻ trâu làng Hội Xá đƣợc lệnh vua múa hát cho mẹ Gióng vơi đi nỗi nhớ con. Nghệ thuật múa hát Ải Lao ra đời từ đó.
Theo nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh, nguồn gốc tên Ải Lao có hai giả thuyết: “Thứ nhất, do nƣớc Ai Lao cung cấp phƣờng múa hát hàng năm cho nhà Lý trong thời kỳ vƣơng quyền Ai Lao thần phục nhà Lý, nên phƣờng múa hát ấy lấy tên là Ải Lao. Sau thời kỳ đó, nƣớc Ai Lao khơng cung cấp nữa nên
nhân dân tổng Phù Đổng phải tổ chức trai trẻ làng Hội Xá chuyên trách. Thứ hai, theo nghĩa từ Hán thì Ải Lao có nghĩa là buộc trâu bị, nhắc lại chi tiết: Đoàn trẻ chăn trâu vội vàng buộc trâu bị, theo Ơng Gióng đánh giặc. Sau khi Gióng lên trời, bà mẹ Gióng buồn, vì khơng thấy con về nên đồn trẻ chăn trâu ấy đến múa hát cho bà vui. Do đó mà có phƣờng múa hát Ải Lao”. [9, tr.59]
Khi nghiên cứu về phƣờng múa hát Ải Lao vào năm 1937, 1938, GS.TS. Nguyễn Văn Huyên viết: “Theo truyền thuyết, phƣờng Ải Lao có gốc ở Lào. Nƣớc Lào hàng năm nộp cống cho vua Việt Nam một đội hát xƣớng. Lý Công Uẩn (thế kỷ XI) lúc trẻ ở trong chùa Kiến Sơ tại góc phía Tây của đền thờ. Để tỏ lịng nhớ cơng lao vị thần đối với đất nƣớc, các vua kế nghiệp cứ theo truyền thống đó mà hiến thần những bài hát Lào. Sau đấy, khi nƣớc Lào không triều cống cho nƣớc Việt Nam nữa, nhà vua giao cho làng Phù Đổng, nằm bên sông Đuống thuộc phủ Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh để tổ chức một đội hát xƣớng, để dâng thần điệu hát Ải Lao”. [5, tr. 110]
Đến thời điểm hiện nay, chƣa có một cứ liệu lịch sử nào xác định nguồn gốc và thời gian chính xác ra đời của phƣờng Ải Lao. Song dựa theo những nghiên cứu và nguồn tài liệu hiện có thì nguồn gốc ra đời của múa hát Ải Lao - Phƣờng Ải Lao gắn liền với việc thờ Thánh Gióng. Truyền thuyết về phƣờng Ải Lao gắn liền với các câu chuyện truyền thuyết liên quan đến Thánh Gióng đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng.