Ải Lao
Phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị múa hát Ải Lao. Cộng đồng là một tập hợp những chủ thể văn hóa và những ngƣời cùng cƣ trú ở một khu vực địa lý, có những đặc tính chung về văn hóa, xã hội, cùng thừa nhận một di sản văn hóa là tài sản của họ và một di sản văn hóa phi vật thể nhất định là bản sắc văn hóa của họ.
Tại Hội nghị Quốc tế về lĩnh vực Chính sách văn hố (1982), khái niệm bản sắc văn hoá đƣợc đƣa vào các chính sách văn hố tồn cầu, nêu rõ “sự bình đẳng và chân giá trị của tất cả các nền văn hoá phải đƣợc ghi nhận, cũng nhƣ quyền lợi của mỗi cá nhân và cộng đồng trong quá trình khẳng định và giữ gìn bản sắc văn hố phải đƣợc tất cả chúng ta tôn trọng”. Hơn ai hết, cộng đồng là ngƣời hiểu rõ nhất về bản sắc văn hố của họ và có quyền trƣớc hết trong việc quyết định lựa chọn đối tƣợng văn hoá mà họ muốn bảo tồn. Việc bảo tồn di sản văn hố có sự tham gia của cộng đồng, dựa vào cộng
đồng và vì cộng đồng cũng là phƣơng pháp hiệu quả để lƣu giữ và phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể mà cộng đồng nắm giữ.
Cộng đồng - những ngƣời nắm giữ tri thức, ký ức và lịch sử cần có sự hỗ trợ của các tổ chức, các thiết chế văn hoá để biến những truyền thống văn hoá sống của họ thành đối tƣợng trƣng bày, giới thiệu ra thế giới bên ngoài. Ngƣợc lại, các tổ chức và các thiết chế văn hoá cũng rất cần đến sự hợp tác và tham gia của cộng đồng, để việc giới thiệu những sƣu tập hiện vật, các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đƣợc đa dạng, sống động hơn. Từ đó, q trình tái hiện bản sắc của các cộng đồng thông qua các hiện vật, các không gian tồn tại của di sản và thơng qua sự thể hiện, trình diễn và giới thiệu của chính cộng đồng - những hiện vật sống sẽ mang đến cho khách tham quan cái nhìn chân xác về bản sắc văn hoá của cộng đồng, và hơn nữa, sẽ thúc đẩy quá trình giao lƣu văn hố giữa các cộng đồng. Nhờ đó, di sản văn hố của cộng đồng chủ thể không những đƣợc bảo tồn bền vững mà cịn có cơ hội đƣợc giới thiệu và quảng bá rộng rãi, mang lại lợi ích về cả tinh thần và vật chất cho cộng đồng. Để phát huy vai trò của cộng đồng cần tiền hành các biện pháp cụ thể nhƣ:
Trẻ hóa các thành viên trong phường Ải Lao và truyền dạy: Trƣớc đây, theo quy định của làng, những ngƣời tham gia phƣờng Ải Lao từ 18 đến 49 tuổi. Những ngƣời trên 49 tuổi đã lên lão nên không phải biểu diễn Ải Lao. Hiện nay, các thành viên trong phƣờng Ải Lao chủ yếu là ngƣời trung niên và cao tuổi nên “tiếp thu và nhớ các bài hát Ải Lao” gặp nhiều khó khăn. Để múa hát Ải Lao có thể trao truyền hiệu quả, phƣờng Ải Lao nên trẻ hóa các thành viên trong Phƣờng. Đây là việc làm không đơn giản, bởi lẽ múa hát Ải Lao thuộc một loại hình truyền thống khá kén ngƣời thực hiện cũng nhƣ ngƣời
thƣởng thức. Trong khi hiện nay, giới trẻ trong một thế giới phẳng có quá nhiều điều hấp dẫn, họ năng động và thích sơi động. Một bộ phận khơng nhỏ của giới trẻ đang “quay lƣng” lại với âm nhạc truyền thống. Để lấp đầy những “khoảng trống” đó cần có một định hƣớng lâu dài. Nghệ nhân dân gian, những ngƣời thực hành múa hát Ải Lao về nói chuyện về nghệ thuật trình diễn này cho học sinh nghe, giúp các em đƣợc làm quen với các loại hình nghệ thuật truyền thống do nghệ nhân giới thiệu và trình diễn cũng là một cách để bồi đắp tình yêu đối với thế hệ trẻ.
Múa hát Ải Lao cũng có những nét đặc thù so với các nghệ thuật trình diễn dân gian khác nhƣ Ca Trù hay hát Xoan… Bản chất của múa hát Ải Lao là một điệu múa nghi lễ do một phƣờng chuyên trách là phƣờng Ải Lao phụ trách. Phƣờng này có sự tuyển chọn nhất định, trong sinh hoạt của phƣờng cũng có những kiêng kỵ nhất định. Nếu nhƣ ai cũng có thể hát đƣợc Ca Trù chỉ cần say mê u thích, có thể đƣa hát Ca Trù vào dạy thanh nhạc trong trƣờng học nhƣng múa hát Ải Lao thì khác, phải là những trai tráng trên 18 tuổi. Vì vậy khi bảo tồn vẫn phải chú trọng đến yếu tố truyền thống. Trẻ hóa phƣờng Ải Lao không đồng nghĩa với việc ồ ạt nạp thêm các thành viên trẻ tuổi vào phƣờng mà chỉ nên bồi đắp lòng say mê đối với các bạn, mong muốn đƣợc đứng trong phƣờng biểu diễn trƣớc thánh.
Tiểu kết chƣơng 3
Múa hát Ải Lao là một nghi thức truyền mang ý nghĩa tâm linh, có giá trị lịch sử, văn hóa cần đƣợc gìn giữ, phát huy. Hát, múa Ải Lao không chỉ độc đáo ở lối hát mà nội dung ca từ của các bài hát còn mang ý nghĩa tâm linh, nhân văn sâu sắc. Với đặc tính là hát đồng ca, hát múa Ải Lao đã góp phần làm tăng tính linh thiêng, hào hùng của lễ hội Gióng.
Trƣớc sự biến thiên của đời sống xã hội, thời gian dài gián đoạn múa hát Ải Lao truyền thống đã có nhiều biến đổi về tổ chức, khơng gian biểu diễn và cách hát, múa Ải Lao. Phƣờng Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội là địa phƣơng đƣợc giao chuyên quản việc thành lập phƣờng múa hát Ải Lao. Nhằm duy trì hoạt động phƣờng Ải Lao khơng chỉ thực hiện các nghi thức trong hội Gióng mà đã mở rộng không gian biểu diễn ra các hội làng và sân khấu hóa. Hiện nay di sản múa hát Ải Lao phải đối mặt với những khó khăn nhƣ đứt quãng trong thời gian hoạt động nên những thành viên của phƣờng Ải Lao hiện nay khơng cịn nhớ đầy đủ các bài hát, múa Ải Lao truyền thống; Những khó khăn khác trong việc xây dựng lớp ngƣời kế cận, kinh phí hoạt động của phƣờng.
Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa múa hát Ải Lao ở phƣờng Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội cần có sự vào cuộc và đồng thuận của cộng đồng, của các cấp các ngành để di sản thực sự bảo tồn đƣợc những giá trị truyền thống. Trong đó cần trú trọng việc nghiên cứu, sƣu tầm, tƣ liệu hóa tạo ra những nguồn tài liệu phục vụ cho việc đào tạo những ngƣời truyền dạy trong tƣơng lai để bảo tồn và trao truyền múa hát Ải Lao; tạo ra nguồn tài liệu cơ bản cho nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác bảo vệ và trao truyền di sản thơng qua việc tƣ liệu hóa những hoạt động trình diễn lại di sản là việc làm cần thiết.
KẾT LUẬN
Múa hát Ải Lao là một nghi thức truyền thống chỉ diễn ra ở lễ hội Gióng, làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội và do phƣờng Ải Lao, làng Hội Xá, phƣờng Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội thực hành. Trong nghệ thuật trình diễn của ngƣời Việt, cùng với hát xoan, hát xuân phả và hát dô, hát múa Ải Lao là những điệu hát, điệu múa cổ và hiếm còn đƣợc lƣu giữ đến ngày nay. Không chỉ độc đáo bởi nhịp điệu, lối hát. Hát múa Ải Lao còn mang ý nghĩa tâm linh, có giá trị lịch sử, văn hóa cần đƣợc gìn giữ, phát huy. Đây là một loại nghệ thuật trình diễn hát và múa thờ Thánh Gióng. Nhóm ngƣời thực hành, giữ gìn và trao truyền nghệ thuật trình diễn hát và múa này đƣợc gọi là phƣờng Ải Lao. Lời ca của Ải Lao không chỉ thể hiện sự tơn kính và cảm tạ đức Thánh Gióng mà cịn tạo nên khơng khí vui tƣơi trong một lễ hội trang nghiêm với nhiều nghi lễ.
Múa hát Ải Lao là nghệ thuật cổ xƣa với các điệu múa cổ, ca từ cổ và làn điệu cổ từ bao đời truyền lại. Múa hát Ải Lao thuộc loại những điệu múa cổ ở nƣớc ta. Hát Ải Lao với cách đảo từ, chêm từ, lặp từ… trong các bài hát đã tạo nên cho Ải Lao một phong cách hát riêng không giống với bất kỳ thể loại nào. Đặc biệt, phƣờng múa hát Ải Lao gắn liền với Thánh Gióng – một trong tứ bất tử của cộng đồng ngƣời Việt.
Múa hát của phƣờng Ải Lao gắn liền với các câu chuyện liên quan đến Thánh Gióng đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng ngƣời dân ở Hội Xá. Các bài hát Ải Lao đều ca ngợi Thánh Gióng nhƣ một vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Tinh thần chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta cũng đƣợc thể hiện rõ nét. Điều đó đã góp phần giáo dục sâu sắc cho
thế hệ trẻ về lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc. Trong múa hát Ải Lao có các lớp lang văn hóa, các câu chuyện lịch sử đƣợc đúc kết từ bao thế hệ. Di sản nghệ thuật này có ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa lịch sử văn hóa rất đáng trân trọng.
Hiện nay, Ải Lao đã đƣợc đƣa vào hội làng Hội Xá và dần đóng vai trị quan trọng trong hội. Phƣờng múa hát Ải Lao dần dần trở thành hạt nhân tinh thần cho làng Hội Xá. Các điệu múa, hát Ải Lao thể hiện sự sáng tạo của con ngƣời và nó đƣợc kế thừa, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó đang mở rộng khơng gian và thời gian trình diễn. Khơng chỉ duy trì, gìn giữ những sáng tạo của thế hệ đi trƣớc, hiện nay, múa hát Ải Lao cũng đã có những thay đổi để phù hợp với cuộc sống đƣơng đại. Tuy nhiên, những biến đổi trong hoạt động trình diễn, khơng gian biểu diễn ít nhiều mất đi, phai mờ đi tính thiêng và mất đi tính trang nghiêm của lễ hội, mặt khác làm giảm cả tính nghệ thuật của di sản độc đáo này. Mặt khác, số ngƣời có thể hát và múa Ải Lao đã tuổi cao sức yếu trong khi chƣa có lớp trẻ kế cận là nguy cơ mai một di sản này.
Trong tháng 9/2016 vừa qua múa hát Ải Lao ở phƣờng Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội đƣợc đƣa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể múa hát Ải Lao là cần thiết và cấp bách cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành liên quan và bản thân chủ thể thực hành di sản cùng cộng đồng.