Múa hát Ải Lao là một dạng múa thiêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) múa hát ải lao ở phường phúc lợi, quận long biên, hà nội truyền thống và biến đổi luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam ( ) (Trang 54 - 56)

“Cái thiêng” của múa hay “múa thiêng” bao hàm một ý nghĩa rất rộng. Bản thân những tơn giáo, tín ngƣỡng là niềm tin vào cái “thiêng liêng”, thì các điệu múa đƣợc thực hiện trong các nghi lễ tơn giáo tín ngƣỡng ấy chính là “múa thiêng”. Múa thiêng ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp nhất - múa trong khung cảnh thiêng của nghi lễ, là một lễ tiết của nghi lễ, do vậy nó mang tính định chế và bắt buộc.

Múa tín ngƣỡng tơn giáo thành hai loại chính: múa trƣớc thần linh và múa của thần linh. Thần linh ở đây nên hiểu một cách rộng rãi nhất đó có thể là các vị thần chủ hay thuộc hạ của họ trong các tôn giáo lớn, là tổ tiên, thành

hoàng, là mẫu, ngƣời chết hay ma quỷ... Trong các nghi lễ thờ cúng các thần linh kể trên, thƣờng có nghi lễ múa của các thày cúng (Tào, Then, Pụt, Pháp sƣ, Ông đồng, Bà đồng...), của các tín đồ, đệ tử, thậm chí của cả những ngƣời tham dự nghi lễ.

Múa của thần linh trƣờng hợp điển hình và tiêu biểu nhất của loại múa thiêng - múa của thần tinh là múa của ông đồng và bà đồng trong nghi lễ hầu đồng của tín ngƣỡng thờ Mẫu tam phủ của ngƣời Việt. Hay nói cách khác múa của thần linh là còn là sự nhập hồn của các vị thần vào thân xác của phƣờng phàm (trong trƣờng hợp này là thân xác của các ông đồng, bà đồng).

Múa trƣớc thần linh tức là loại múa không phải là của thần linh, mà có thể là của thày cúng hay các đệ tử, con nhang của những ngƣời khác tham dự nghi lễ với mục đích là để dâng cúng, ca tụng thần linh. Loại này rất phổ biến và cũng rất đa dạng, hầu nhƣ ở nghi lễ nào cũng có với các dạng thức rất khác nhau. Múa hát Ải Lao đƣợc xếp vào loại múa này. Đây là điệu múa hát của những ngƣời tham gia nghi lễ và múa trƣớc vị thần linh là ban thờ Thánh Gióng và múa hát tạ đền Thánh Mẫu – mẹ của ơng Gióng. Trong cách múa của phƣờng Ải Lao thì Múa hành lễ và múa nghi lễ là những điệu múa chính. Múa hành lễ là điệu múa đƣợc thực hiện đầu tiên khi làm lễ ở trƣớc ban thờ Thánh đƣợc cách thành thành viên trong Phƣờng thực hiện theo một thứ tự quy định nghiêm ngặt. Còn múa nghi lễ là các động tác múa của Ông Hổ và Ơng Câu hịa nhịp với nhịp điệu của lời ca của các thành viên khác trong phƣờng. Đó chính là tính thiêng của múa hát Ải Lao.

Song nét độc đáo của múa hát Ải Lao chính là múa hát Ải Lao có tính thiêng song khơng hồn tồn là một dạng múa thiêng mà cịn mang sắc thái một nghệ thuật trình diễn dân gian. Nét độc đáo này xuất phát từ những không gian biểu diễn của phƣờng Ải Lao. Khi đứng trƣớc ban thờ Thánh Gióng và

Thánh Mẫu những lời ca tiếng hát và điệu múa đều thể hiện sự trang nghiêm. Nhƣng khi múa hát đi đƣờng và trong trận chiến với giặc ngoại xâm thì múa hát Ải Lao lại thể hiện khí thế hùng hồn, nhộn nhịp để cổ vũ tinh thần chiến đấu của các binh sĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) múa hát ải lao ở phường phúc lợi, quận long biên, hà nội truyền thống và biến đổi luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam ( ) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)