Cách múa Ải Lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) múa hát ải lao ở phường phúc lợi, quận long biên, hà nội truyền thống và biến đổi luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam ( ) (Trang 43 - 48)

Múa Ải Lao thuộc loại những điệu múa cổ nhất ở nƣớc ta. Múa Ải Lao gồm 2 điệu múa chính là múa hành lễ và múa nghi lễ.

Múa hành lễ là điệu múa đƣợc thực hiện đầu tiên khi làm lễ ở trƣớc ban thờ Thánh. Các thành viên trong phƣờng xếp thành hai hàng song song, mặt hƣớng vào nhau theo thứ tự quy định nghiêm ngặt. Ở giữa hai hàng có ba chiếc chiếu. Đứng đầu hàng bên phải là ngƣời cầm trịch trống. Đứng đầu hàng bên trái là ngƣời cầm Trịch Chiêng. Đứng thứ hai của hàng là hai ngƣời cầm bông. Tiếp theo là hai hàng áo xanh còn gọi là hàng quân. Đây là các thành viên của phƣờng Ải Lao, bao gồm 18 ngƣời. Đứng ở chính giữa, phía cuối hai hàng là Ông Hổ và Ông Câu. Ông Hổ là ngƣời múa hành lễ đầu tiên; tiếp theo là các động tác múa cổ do trịch trống, trịch chiêng và hai ngƣời cầm bông thực hiện; cuối cùng là các thành viên còn lại của phƣờng Ải Lao biểu diễn múa hành lễ.

Điệu múa hành lễ của Ông Hổ: Ông Hổ lễ đầu tiên, bằng cách đứng

dạng chân ở giữa chiếc chiếu thứ nhất trải trƣớc bàn cắm hƣơng của đền (bốn chiếc chiếu đƣợc trải dọc ở giữa thềm của gian thờ giữa). Ông Hổ tiến lên một bƣớc, chân trái bƣớc trƣớc và vẫn giữ hai chân dạng hơi khuỵu xuống. Ông Hổ quỳ, hai tay bng, lạy bằng đầu. Tiếp theo, Ơng Hổ lùi xuống một bƣớc, chân phải bƣớc trƣớc và lại chào nhƣ trƣớc và lặp lại nhƣ thế bốn lần, rồi lui về đứng cạnh bàn thờ bên phải (tức là ở bên trái thần). Tất cả các động tác đó đều làm theo lệnh điều khiển của trống khẩu. Các động tác múa làm lễ của Ông Hổ vừa thể hiện sức mạnh của mãnh tƣớng vừa thể hiện đƣợc lịng tâm phục của Ơng Hổ đối với Thánh Gióng.

Điệu múa hành lễ của người cầm trịch trống, cầm trịch chiêng, hai người cầm bông lau: Đến lƣợt hai ngƣời mang cờ lau, hai ngƣời cầm trịch

(một ngƣời mang trống khẩu, một ngƣời mang chiêng) và ngƣời mang súng. Họ cùng lạy bốn lạy bình thƣờng (chắp tay và quỳ vái) trên chiếc chiếu thứ hai. Tiếp đó, họ đến đứng hai bên chiếc chiếu thứ nhất, ngƣời cầm trống khẩu đứng cạnh con hổ, ngƣời cầm chiêng đứng bên trái. Hai ngƣời mang cờ lau, thì một đứng cạnh cầm chiêng, một cạnh ngƣời cầm trống khẩu.

Lúc đó mƣời hai ngƣời mang sênh tiến lên đứng trên ba chiếc chiếu, thành hai hàng. Họ giắt sênh vào thắt lƣng, đứng chụm xòe hai bàn tay ngang ngực hƣớng về chỗ thờ, cánh tay gập lại, sau đó làm giống nhƣ thế về phía trái rồi phía phải, rồi lần nữa về phía trƣớc. Tiếp theo, họ quỳ cả xuống, để bắt chéo các chiếc sênh trên chiếu, cạnh chân, đầu cúi xuống. Họ xòe bàn tay phải, đặt cạnh bàn tay lên cổ tay trái, bàn tay trái cũng xịe, tạo thành một góc nhọn mở về phía bàn tay ra đằng trƣớc một lần nữa. Tiếp sau đó, họ quay lại hai bàn tay một vòng. Họ lặp lại những động tác bốn lần theo hiệu lệnh của chiêng và trống khẩu. Làm xong, họ nhặt sênh lên đánh bốn lần. Rồi xếp thành hai hàng trên ba chiếc chiếu, mỗi hàng sáu ngƣời, quay mặt vào nhau

rồi quay về phía nơi thờ, cúi đầu đến xếp hàng sau những ngƣời mang cờ lau. Hình ảnh bơng lau làm ngƣời xem liên tƣởng đến hình ảnh của ngƣời anh hùng Đinh Bộ Lĩnh thủa nhỏ, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Trong hành lễ của phƣờng Ải Lao thì cờ lau chính là đại diện cho lũ trẻ chăn trâu theo Thánh Gióng đánh giặc. Ngƣời cầm cờ lau trong phƣờng Ải Lao kết hợp với ngƣời trịch trống, trịch chiêng gợi lên hình ảnh của một đồn qn xơng pha trận mạc. Những điệu múa hành lễ của họ thể hiện sự quy phục, đồng tâm đồng lòng trƣớc bàn thờ Thánh và là một bộ phận khơng thể thiếu trong đồn qn đánh giặc.

Điệu múa hành lễ của các thành viên còn lại (hàng quân): hàng quân

thực hiện những điệu múa cổ độc đáo thể hiện thơng điệp thầm kín. Khi ngƣời cầm trịch trống, trịch chiêng, hai ngƣời cầm bông lau làm lễ xong, trống và chiêng đánh hai hồi thì các thành viên cịn lại làm lễ. Hai hàng bƣớc vào trong chiếu, cách nhau khoảng 60cm, mặt hƣớng về phía trƣớc. Trịch trống đánh một tiếng, mọi ngƣời ngồi xuống để sênh ra giữa hàng. Sênh đƣợc đặt chéo nhau, sênh ở tay phải đƣợc đặt lên trên. Các bƣớc làm lễ đƣợc mô tả nhƣ sau:

Bƣớc 1: Hai tay để trƣớc mặt, cánh tay để thẳng đứng, các ngón tay khép lại, lịng bàn tay hƣớng về phía trƣớc.

Bƣớc 2: Hai hàng quay lƣng vào nhau, mặt hƣớng ra ngoài, bàn tay uốn từ ngoài vào trong và hƣớng ra bên ngoài.

Bƣớc 3: Hai hàng quay mặt vào nhau, lòng bàn tay hƣớng vào nhau. Bƣớc 4: Hai hàng quay mặt lên trên, lịng bàn tay hƣớng ra phía trƣớc. Bƣớc 5: Hai chân quỳ xuống, hai tay chống vào đất, mặt hƣớng lên trên. Bƣớc 6: Một chân đƣa lên theo tƣ thế quỳ chân thấp chân cao, hai tay đan chéo nhau ở cổ tay và đặt lên phía trên đầu gối của chân cao, đầu gật xuống.

Bƣớc 7: Đứng thẳng lên, hai tay hƣớng về phía trƣớc.

Các thành viên phải làm lễ theo các bƣớc trên bốn lần. Tƣ thế của tay đƣợc trƣởng phƣờng giải thích hƣớng lên trên là lễ Thánh, hƣớng ra ngồi là chào khán giả còn hƣớng vào nhau là các thành viên chào nhau.

Điệu hành lễ của các thành viên còn lại trong phƣờng Ải Lao thể hiện sự tơn kính lễ Thánh, xin phép Ngài trƣớc khi biểu diễn. Sau đấy, cả phƣờng bắt đầu hát. Bài hát đầu tiên là bài hát khi mới vào hành lễ:

Cây cây gạo là là cao á cao Trèo á lên là là trèo á lên Cây cây gạo là là cao á cao Đồn mà rằng là là có mà hội.

Các bài hát tiếp theo tƣơng ứng với điệu múa của Ông Hổ, Ông Câu. Cụ thể: Hát bài hát ở đền Đức Thánh thƣợng kể về ngƣời anh hùng Thánh Gióng và những chiến cơng đánh giặc, lúc này ngƣời cầm trống khẩu đánh ba tiếng, rồi mọi ngƣời đồng thanh hát theo nhịp sênh. Mỗi câu đều đƣợc ngắt bằng ba tiếng sênh. Trong lúc hát, họ đánh trống khẩu cứ hai tiếng thong thả lại tiếp ba tiếng dồn dập, tiếng trống cuối cùng khớp với nhịp sênh cuối.

Thứ thứ sáu mà là Hùng á Vƣơng Nhớ á xƣa mà là nhớ á xƣa

Thứ thứ sáu mà là Hùng á Vƣơng Ân mà sai mà là hai mƣơi tám

Tƣớng tướng cƣờng mà là nữ á nhung Tƣớng tướng cƣờng mà là nữ á nhung

Sau khi hát, Ông Hổ trở lại chiếc chiếu nhứ nhất múa một điệu múa quy phục, làm các động tác sắp sửa chồm lên mọi ngƣời. Một ngƣời trong

phƣờng làm động tác bắt và trói hổ. Con hổ bị trói lăn dƣới đất. Ngƣời ta thả nó ra và nó vái lạy thần, rồi lại múa theo tiếng hát đƣợc điểm bằng tiếng sênh. Tƣơng ứng với điệu múa của ông Hồ, các thành viên còn lại phƣờng Ải Lao hát các bài hát: bài ca bắt Hổ, Bài ca vây bắt Hổ, Bắt hổ xong hát bài ca. Ngƣời đóng vai Ơng Hổ không bắt buộc phải hát nhƣng phải thuộc lời các bài hát để từng động tác múa nhịp nhàng với bài hát.

Múa nghi lễ là các động tác múa của Ơng Hổ và Ơng Câu hịa nhịp với nhịp điệu của lời ca. Những động tác múa của các nhân vật này khơng gị bó theo một khn mẫu có sẵn mà ngƣời biểu diễn có thể sáng tạo theo cách của mình. Ơng hổ thực hiện các điệu múa khi làm lễ Thánh, nghi lễ kiểm tra trận địa và múa trong khi phƣờng biểu diễn tất cả các bài hát. Động tác múa của Ông Hổ uyển chuyển, nhẹ nhàng nhƣng toát lên đƣợc sức mạnh và uy dũng. Các điệu múa của Ông Câu chủ yếu đƣợc thể hiện ở bài Uốn cành. Điệu múa đó thể hiện sự tình tứ, vui tƣơi và mềm mại.

Những điệu múa hành lễ và nghi lễ của các nhân vật trong phƣờng Ải Lao là một nghệ thuật trình diễn độc đáo mang nhiều ‎ý nghĩa. Trƣớc hết, đây là những điệu múa có từ lâu đời và thuộc những điệu múa cổ nhất nƣớc ta. Hiện nay, chƣa tìm ra những tài liệu ghi chép lại lịch sử ra đời của những điệu múa này và cũng không rõ ai là ngƣời sáng tác ra. Song căn cứ vào nguồn gốc ra đời của phƣờng Ải Lao và lịch sử lâu đời của hội Gióng tại Phù Đổng (Gia Lâm) có thể khẳng định múa Ải Lao là điệu múa cổ ở nƣớc ta.

Múa Ải Lao mơ phỏng lại đội qn tổng hợp của Thánh Gióng với hình tƣợng trung tâm của phƣờng là Ơng Hồng Hổ (Ơng Hổ). Múa Ải Lao gợi hình ảnh về một vị anh hùng, về cuộc chiến giữa chống giặc ngoại xâm, giữa cái thiện và cái ác, đề cao lòng dũng cảm của con ngƣời còn ngợi ca tinh thần yêu cuộc sống, yêu Tổ quốc và biết ơn đối với ngƣời anh hùng đánh giặc cứu nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) múa hát ải lao ở phường phúc lợi, quận long biên, hà nội truyền thống và biến đổi luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam ( ) (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)