Từ năm 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, toàn bộ nhân lực, vật lực đều phục vụ kháng chiến, hội Gióng khơng đƣợc tổ chức nên phƣờng Ải Lao không tham gia biểu diễn. Sau khi kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nƣớc đến năm 1982, hội đƣợc khôi phục và phƣờng Ải Lao đƣợc khôi phục lại trong thời gian này. Ngƣời tiên phong trong việc khôi phục là ông Nguyễn Văn Lũy. Khó khăn lớn nhất của Phƣờng Ải Lao khi mới khơi phục là trang phục biểu diễn. Hịa bình mới lập lại, kinh tế của những ngƣời dân trong làng rất nghèo nàn nên các cá nhân không thể tự sắm cho mình bộ quần áo. Để giải quyết điều đó, thành viên phƣờng Ải Lao đã mƣợn áo the của các Trƣởng họ trong làng Hội Xá và làng Lệ Mật (nay thuộc phƣờng Việt Hƣng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội). Trong một thời gian dài không biểu diễn nhiều ngƣời trong làng Hội Xá tuy vẫn biết hát và muốn tham gia phƣờng Ải Lao nhƣng khơng cịn nhớ đƣợc đầy đủ các bài hát. Rất may, trƣớc đó, trong q trình đƣợc bố dạy hát, ông Nguyễn Văn Lũy đã ghi chép lại các bài hát một cách cẩn thận. Đây là một nguồn tƣ liệu quý giá để khôi phục những lời hát Ải Lao cổ.
Theo ông Nguyễn Văn Luỹ - một trong những ngƣời tham gia khơi phục phƣờng Ải Lao thì những ngƣời tham gia vào phƣờng Ải Lao đầu tiên khi khôi phục gồm:
1. Ơng Ngơ Văn Điền
2. Ông Nguyễn Trọng Đƣởng 3. Ông Nguyễn Văn Hoa 4. Ông Nguyễn Văn Lũy 5. Ông Nguyễn Văn Lý 6. Ông Nguyễn Văn Nguyện 7. Ông Nguyễn Trọng Vỡi 8. Ông Lê Văn Vực
9. Ông Nguyễn Văn Thƣớc 10. Ông Nguyễn Văn Tỵ Và một số thành viên khác.
Hiện nay, những ngƣời trong lớp đầu của phƣờng Ải Lao chỉ cịn ơng Nguyễn Văn Lũy và ông Nguyễn Trọng Đƣởng.
Trƣớc đây, bốn giáp trong làng Hội Xá thay phiên nhau biểu diễn ở Hội Gióng thì hiện nay, phƣờng Phúc Lợi chỉ có một tổ chức chuyên trách đảm nhận công việc này gọi là phƣờng Ải Lao. Phƣờng Ải Lao hiện do ông Nguyễn Trọng Hinh (70 tuổi) làm trƣởng phƣờng. Phƣờng có ba phó phƣờng phụ trách các mảng khác nhau gồm: Phó phƣờng phụ trách hậu cần, tài chính là ơng Lê Ngọc Tn (73 tuổi); Phó phƣờng phụ trách nghệ thuật và tập luyện là ông Nguyễn Bá Trản (65 tuổi); Phó phƣờng phụ trách nội chính, trang phục, đạo cụ là ông Nguyễn Xuân Huấn (78 tuổi). Trƣởng phƣờng và phó phƣờng do các thành viên trong phƣờng bầu ra. Trƣởng phƣờng đƣợc bầu với tiêu chí là ngƣời am hiểu về múa hát Ải Lao, có khả năng tổ chức và đƣợc các thành viên trong phƣờng tín nhiệm. Phó phƣờng phụ trách nghệ thuật là một
ngƣời có vai trị rất quan trọng trong việc truyền dạy, hƣớng dẫn tập luyện cho các thành viên nên phó phƣờng phụ trách nghệ thuật phải là ngƣời nắm vững, am hiểu cách múa hát Ải Lao.
Số lƣợng các thành viên trong phƣờng hiện nay duy trì từ 25 đến 30 ngƣời. Khác với trƣớc đây, ngƣời tham gia vào phƣờng phải là trai đinh trên 18 tuổi thì hiện nay, theo quy định mới, những thành viên tham gia vào phƣờng Ải Lao phải trên 35 tuổi và theo tinh thần tự nguyện.
Ngồi những tiêu chí chung để đƣợc lựa chọn vào phƣờng, ngƣời đóng vai Ông Hổ, Ông Câu cịn có những tiêu chí lựa chọn kỹ lƣỡng hơn. Ngƣời đóng vai Ơng Hổ phải có vóc dáng to lớn, có sức khỏe và có năng khiếu múa. Nếu khơng có sức khỏe thì khơng thể đảm đƣơng đƣợc ba ngày hội. Để có thể múa đƣợc điệu múa Hổ, ông Ngô Văn Nhịp (sinh năm 1957) đã tập luyện trong sáu năm liền nhƣng chỉ đƣợc diễn những vai đơn giản là đi cùng đoàn rƣớc. Đối lập với Ơng Hổ, ngƣời đóng vai Ơng Câu phải thể hiện đƣợc sự tình tứ, uyển chuyển và mềm mại.
Về sinh hoạt của phƣờng Ải Lao: Ngày thƣờng phƣờng không tổ chức sinh hoạt. Trƣớc thời gian diễn ra hội Gióng khoảng 01 tuần, vào các buổi tối, các thành viên trong phƣờng tập trung về nhà ơng Nguyễn Bá Trản hoặc nhà văn hóa để tập luyện. Trong các buổi tập luyện, các thành viên trong phƣờng chủ yếu ôn luyện lại các bài hát cho thành thục hơn.
Về kinh phí hoạt động của phƣờng: theo ông Nguyễn Trọng Hinh, từ thế kỷ thứ XI, vua Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi đã cấp cho Phƣờng Ải Lao 27 mẫu, 6 sào, 12 thƣớc cho Phƣờng sinh hoạt hàng năm. Tuy nhiên, do đƣờng xá xa xơi, cách trở khó khăn trong việc canh tác nên làng đã cho bên Phù Đổng thuê ruộng. Khi đến lƣợt giáp nào hát phục vụ hội Gióng thì giáp đó sẽ đƣợc hƣởng tồn bộ số tiền thu đƣợc từ việc cho thuê ruộng để trang
trải cho việc mua sắm lễ và chi phí đƣa phƣờng đi hát. Khi hịa bình lập lại, số ruộng đất của phƣờng Ải Lao bị thu lại.
Hiện nay, phƣờng Ải Lao hoạt động dựa trên kinh phí do các thành viên trong phƣờng tự nguyện đóng góp. Mỗi năm, mỗi thành viên đóng khoảng 200 đến 300 nghìn đồng để cho vào quỹ. Số tiền đó khi chƣa dùng đến thì đƣợc gửi tiết kiệm. Qũy của phƣờng đƣợc sử dụng vào việc sắm lễ khi hát ở đền Gióng, ở hội làng, thăm hỏi các thành viên trong phƣờng khi ốm đau, việc hiếu, việc hỷ.
Về những tập tục, kiêng kỵ của hát Ải Lao hiện nay: Các thành viên tham gia phƣờng hát Ải Lao phải là nam giới trên 35 tuổi “tam thập nhi lập”. Nữ giới không đƣợc tham gia vào phƣờng. Nam giới tham gia vào phƣờng Ải Lao phải là trai đinh của làng. Dân nhập cƣ khơng đƣợc tham gia; Ngƣời có tang khơng đƣợc tham gia hát Ải Lao ; Trong những ngày biểu diễn Ải Lao, các thành viên trong phƣờng phải kiêng kỵ, kiêng khơng ăn thịt chó ; Những thành viên khi mới kết nạp vào phƣờng thƣờng phải sắm lễ (chay hoặc mặn tùy theo điều kiện) ra đình để lễ Thánh;
Trƣớc đây có tƣợng Ơng Hổ đƣợc thờ ở miếu riêng, nhƣng do đơ thị hóa, miếu hiện nay khơng cịn, tƣợng Ơng Hổ đƣợc thờ ở hậu cung đình Hội Xá, bên tay phải. Lốt hổ (trang phục của Ông Hổ) đƣợc thờ bên tay trái hậu cung đình. Lốt hổ đƣợc để trong tủ kính, từ khi làm lại đình để bảo quản để tránh bụi bẩn. Mỗi khi đi biểu diễn, muốn lấy lốt hổ ra thì phải sắm sửa lễ trình Thánh. Lễ vật gồm có mấy lạng thịt lợn sống, hoặc 5-7 quả trứng vịt (gà) sống. Cụ từ làm lễ và xin bộ quần áo đi biểu diễn. Sau khi biểu diễn về, ngƣời đóng vai Ơng Hổ mang quần áo về giặt sạch sẽ, sắm lễ để làm lễ tạ Thánh.