Cách hát Ải Lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) múa hát ải lao ở phường phúc lợi, quận long biên, hà nội truyền thống và biến đổi luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam ( ) (Trang 48 - 54)

2.2.3.1. Nghệ thuật trong các bài hát Ải Lao

Theo ghi chép của GS.TS. Nguyễn Văn Huyên về Ải Lao năm 1938 thì hệ thống các bài hát Ải Lao gồm tất cả 12 khúc hát:

1. Hát lúc đến đền để làm tế lễ 2. Hát trƣớc nơi thờ thần 3. Hát lúc ra khỏi đền

4. Hát ở đền thờ bà thân sinh thần 5. Hát lúc thần xem đánh cờ

Lúc rƣớc về, ngƣời ta hát trƣớc nơi thờ năm bài: 6. Bài hát lƣỡi câu

7. Bài hát săn hổ 8. Bài hát vây hổ 9. Bài hát lúc bắt hổ

10. Bài hát lúc ra khỏi đền sau cảnh diễn của hổ. Và hai bài khác:

11. Bài hát trong đám rƣớc

12. Bài khi phƣờng đi tới nơi ở tại chùa Kiến Sơ

Ông Nguyễn Văn Lũy (thành viên phƣờng Ải Lao) nghe các cụ kể lại: khi nhà vua tìm ngƣời có thể làm cho Mẫu vui thì trẻ chăn trâu Hội Xá khi đó khơng biết làm thơ là gì. Chúng nhìn lên thấy cây gạo trổ hoa nên mới nghĩ ra câu hát:

Cây cây gạo là là cao á cao Trèo á lên là là trèo á lên

Cây cây gạo là là cao á cao Đồn mà rằng là là có mà hội.

Cây khế là cây quen thuộc trong làng quê nên bọn trẻ đã hát tiếp câu:

Cây cây khế là là nữa á ngày, Trèo á lên là là trèo á lên Cây cây khế là là nửa á ngày Ai mà làm là là chua mà xót Lịng lịng này là là khế á ơi ?

Hát đến đây, Mẫu thấy đúng với tâm trạng của Mẫu nên Mẫu bật cƣời. Chính vì vậy, phƣờng Ải Lao thƣờng hát câu này đầu tiên.

Đặc điểm riêng nổi bật của các bài hát Ải Lao là từ các bài thơ chủ yếu theo thể lục bát và thơ tám chữ đƣợc chuyển sang hát bằng cách lặp từ, thêm các từ đệm, thay đổi cấu trúc bài thơ. Ngƣời ta thêm các hƣ từ vào câu thơ để tạo nhịp và duy trì sự hài hịa cho bài hát. Những từ đệm này không làm thay đổi ý của câu hát mà ý của câu hát hàm chứa ở trong bốn từ còn lại. Mỗi bài hát gồm một số đoạn không nhất định. Số đoạn này có thể từ một (bài hát bắt hổ) đến mƣời một (bài hát rƣớc thần). Mỗi đoạn đều kết thúc bằng một điệp khúc gồm một câu thơ. Điệp khúc là câu thơ cuối đƣợc nhắc lại lần thứ hai. Nhƣ vậy, điệp khúc không giống nhau ở tất cả các đoạn của bài hát.

Số câu thơ của mỗi đoạn cũng thay đổi. Có những đoạn gồm ba câu thơ, có đoạn gồm bảy, tám hoặc chín câu thơ. Nhƣng thơng thƣờng, đoạn gồm sáu câu thơ: câu thứ năm và câu thứ sáu giống hệt nhau. Trong số 57 đoạn mà phƣờng hát ở hội Gióng, thì 30 đoạn thuộc dạng này, 19 đoạn có năm câu, 3 đoạn bốn câu, 3 đoạn bảy câu, 1 đoạn 8 câu và 1 đoạn 9 câu. Tất cả các đoạn

lại thành câu thứ ba. Nhƣ vậy, trong hai đoạn của bài thứ nhất (hát lúc đến đền) chẳng hạn, câu nhứ nhất và câu thứ ba nhƣ nhau:

Cây ấy gạo là là cao á cao Trèo á lên là là trèo á lên Cây cây gạo là là cao á cao

Nếu nhƣ xem xét ý nghĩa của bài hát, ngƣời hát khi hát câu thứ nhất, chỉ báo trƣớc bổ ngữ của câu thứ hai. Nói cách khác, câu thứ ba gồm những từ dùng làm bổ ngữ cho câu thứ hai bao gồm chủ ngữ và động từ, nhấn mạnh ý diễn đạt bởi bổ ngữ, làm cho nó nổi bật lên. 33 đoạn trong số 57 đoạn thuộc dạng này.

Về câu thơ, chủ yếu là các câu thơ gồm tám từ, mỗi đoạn có sáu câu, trong đó có hai câu đƣợc lặp lại, mỗi câu khi hát có những từ chêm, những từ vơ tích với nghĩa, chỉ dùng để duy trì sự hài hịa của bài hát. Câu thơ bốn từ có hàm một nghĩa trong bài hát, cịn bốn từ kia đều là những từ chêm:

Thánh thành tƣởng la là giáng á sinh (Bài II, đoạn 3)

Có hai cách chêm từ để tạo nhịp cho bài hát. Thứ nhất là thêm những từ đệm “ á”, “mà”, “là là” vào câu thơ để hát.

Cây cây gạo là là cao á cao Trèo á lên là là trèo á lên Cây cây gạo là là cao á cao Đồn mà rằng là là có mà hội.

(Hát thờ ở đền Thượng)

Loại chêm thứ hai là láy lại từ đầu tiên của câu hát: Cây cây khế là là nửa á ngày

Lòng lòng này là là khế á ơi?

(Hát thờ ở đền Thượng)

Cách thêm hƣ từ, láy từ và thay đổi cấu trúc câu ở câu thơ lục bát:

Câu thơ Câu hát

Trèo lên cây gạo cao cao

Cây cây gạo là là cao á cao Trèo á lên là là trèo á lên Cây cây gạo là là cao á cao

Đồn rằng có hội vui sao vui này!

Đồn mà rằng là là có mà hội Vui á sao là là vui á này! Vui á sao là là vui á này!

Câu thơ đƣợc hát thành ba nhịp, tiếp mỗi từ của câu góc bằng một từ chêm. Và trong khi hát, ngƣời ta gõ sênh ở ba từ chêm.

Thứ thứ/ sáu là/ là Hùng á vƣơng Đồn mà/ rằng là/ là có mà/hội

Nhịp một và nhịp ba có ba từ, nhịp hai chỉ có hai từ và bao giờ cũng có từ láy là là. Khi hát, tiếng sênh khơng khớp với các chỗ ngắt của câu thơ. Có những bài hát mà câu đầu khơng phải là bốn từ. Có những nhóm hai câu, câu thứ nhất bốn từ câu thƣ hai sáu từ. Ngƣời hát tách nhóm này thành ba câu tám từ. Bằng cách thông tƣờng, câu bốn từ thứ nhất cùng với những từ chêm tạo thành một câu tám từ. Hai câu đầu của câu sáu đƣợc tách khỏi phần sau để làm một câu bốn từ, rồi ngƣời ta chen vào những từ đó, nhƣ đối với các câu

Nhƣ vậy, suốt bài hát, những câu tám đƣợc gieo bằng những từ nhắc lại, gieo nhịp bằng những từ chêm. Lối thơ này và nhịp này chủ yếu phổ biến trong dân gian. Những câu thơ chẵn bốn, sáu và tám từ là những câu mang phong cách đặc biệt Việt Nam. Trong thơ Việt Nam, những câu bốn từ là của những bài thơ cổ nhất, đặc biệt là những bài thơ đƣợc hát trong các trò chơi, nhất là trò trẻ con. Còn những câu thơ sáu từ và tám từ hầu nhƣ chỉ dùng trong thơ dân gian, những truyện thơ hoặc thơ trữ tình. Trong thơ dân gian, những câu đó đơi khi đƣợc pha trộn với những câu thơ bác học bảy từ để hình thành dạng thơ “song thất lục bát”.

Theo những tài liệu nghiên cứu của GS.TS. Nguyễn Văn Huyên thì những nhịp điệu những bài hát Ải Lao bắt nguồn từ Ai Lao (tức nƣớc Lào). Các bộ tộc thuộc nƣớc Lào thần phục các vua nƣớc Nam. Âm nhạc đƣợc coi là thứ quý nhất, một thứ có thể dâng cống. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu ngôn ngữ của những bài hát này, nhận thấy rằng đây là tiếng Việt bình dân. Các thành ngữ rất cổ, không thấy những ám chỉ văn học, trái với khuynh hƣớng chung của các nhà văn nƣớc ta. Các từ gốc Hán rất ít thậm chí khơng chiếm đến một phần trăm, thứ ngơn ngữ bình dân gần nhƣ thuần túy này là một dấu hiệu về tính cổ kính của những bài hát. Vì vậy, các bài hát Ải Lao là những bài hát cổ có nguồn gốc bản địa.

2.2.3.2. Nội dung của các bài hát Ải Lao

Qua việc hệ thống các bài hát Ải Lao thì có thể khái quát nội dung của các bài hát Ải Lao thành các chủ đề sau:

Thứ nhất, những bài hát Ải Lao là những bài hát nghi thức để ca ngợi vị thần. Cuộc đời và sự nghiệp của thần Phù Đổng đƣợc nói ở một bài hát độc nhất (bài II). Ông Nguyễn Bá Trản đã kể thành văn nội dung bài hát nhƣ sau: Dƣới triều Hùng Vƣơng thứ 6, có hai mƣơi tám viên nữ tƣớng hùng cƣờng

cậy sức mình đƣa qn đến đóng vùng Vũ Ninh. Thƣợng đế cử một vị thiên thần xuống cứu đất nƣớc. Năm lên ba, vị sứ giả nhà trời hóa thân ở làng Phù Đổng, cƣỡi một con ngựa sắt, cầm một thanh gƣơm đã phá đƣợc giặc trong khoảnh khắc. Đây là tất cả những gì ngƣời ta kể về vị thần.

Thứ hai, đề tài thôn dã đƣợc phát triển trong tất cả các bài hát Ải Lao. Đó là những cảnh hội hè nơng dân đƣợc miêu tả ở đây với những lọng, quạt, cờ, trống, chiêng với những ván cờ, những buổi trình diễn tuồng, chèo, với công chúng già trẻ lƣợn lờ giữa đám xe. Có khi chủ đề đƣợc vay mƣợn ở thiên nhiên, nhƣ hình tƣợng sơ lƣợc của cây bơng giả có thân to và thẳng, của cây khế gợi ấn tƣợng về những quả chua hay đắng, của cây đào nở hoa về mùa xuân… Lại cịn những khúc mơ tả ngắn gọn chiếc cầu, con sông hay quả núi. Đôi khi thấy ở những cảnh sinh hoạt nông dân: cảnh câu cá, tranh vẽ ở chợ hay những buổi lễ chùa, tất cả đều là những giây phút bình thƣờng của cuộc sống thƣờng ngày.

Thứ ba, đề tài tình u đƣợc nói đến rất nhiều trong các câu hát của Ải Lao. Cách thức sử dụng biểu tƣợng để ám chỉ rất phổ biến và tinh tế. Bài “Uốn cành” là một minh chứng thể hiện rõ ràng nhất. Ngƣời con trai xe chỉ để làm dây câu, nhƣng thật ra, đấy chỉ là những sợi dây chỉ điều của ông tơ. Câu cá nhƣng dùng “cần câu trúc” , “lƣỡi câu càng”, “mồi ngọc”… Ở phần hai của bài hát, ý đồ đó đã đƣợc nêu rõ:

“Câu câu bể là là câu á sông Ngƣời á ta là là ngƣời á ta Câu câu bể là là câu á sông Tôi mà thời là là câu mà lấy Con con ông là là cháu á bà Con con ông là là cháu á bà”.

Cuộc đi câu chỉ là sự tìm kiếm một cơ gái xinh đẹp, nết na và con nhà gia giáo. Hay ở bài “Giải núi”, giữa cảnh núi rừng, “thân em phận gái” đã mƣợn chàng trai trèo lên hái “huê”. Đây rõ ràng là một cảnh mời mọc chung sống, cảnh xích lại gần nhau giữa nam và nữ. Hay một minh chứng khác nhƣ bài “Lập đồn”, ngƣời con trai muốn thông qua việc kể chuyện bắt hổ để khéo léo khoe với cô gái về tài năng, sức khỏe và sự dũng mãnh của mình.

Tóm lại, những bài hát Ải Lao trƣớc hết ca ngợi vị thần, vị thánh mà ngƣời ta thờ ở đây nhƣ thành hồng của làng. Bên cạnh đó là ca ngợi đời sống nông dân bằng những câu hát ngắn và nhanh. Ở ngay tại chỗ thần thánh tôn nghiêm, những bài hát tình yêu đƣợc đồng thanh hát lên cho thấy một hình thức lạ lùng của cách thờ cúng của ngƣời Việt. Phải chăng đây là một hình thức q độ giữa hội hè nơng dân, trong đó trai gái trao đổi những câu tỏ tình và ƣớc hẹn về tƣơng lai, khúc dạo đầu cho đám cƣới mùa thu hay mùa xuân và ngày lễ theo Nho giáo để tế thành hoàng vào một ngày trong năm để cầu yên ổn và thịnh vƣợng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) múa hát ải lao ở phường phúc lợi, quận long biên, hà nội truyền thống và biến đổi luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam ( ) (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)