Giá trị nghệ thuật và ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) múa hát ải lao ở phường phúc lợi, quận long biên, hà nội truyền thống và biến đổi luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam ( ) (Trang 57 - 60)

Phƣờng Ải Lao gìn giữ, duy trì các bài hát và múa Ải Lao rất cổ. Hiện nay, phƣờng Ải Lao còn lƣu giữ, bảo tồn đƣợc 14 bài hát cổ. Cách hát, cách đánh trống, đánh chiêng, cách làm lễ Thánh… vẫn theo lề lối cổ xƣa.

Phƣờng Ải Lao đã góp phần bảo tồn, gìn giữ nhiều khía cạnh nghệ thuật cổ xƣa nhƣ các điệu múa cổ, ca từ cổ và làn điệu cổ từ bao đời truyền lại. Với cách đảo từ, chêm từ, lặp từ… trong các bài hát đã tạo nên cho Ải Lao một phong cách hát riêng không giống với bất kỳ thể loại nào. Không chỉ vậy, sự kết hợp giữa trống khẩu, sinh tre, chiêng đã góp phần giữ nhịp và tạo nhạc đệm cho bài hát thêm hấp dẫn.

Phƣờng Ải Lao bảo tồn lại cách tổ chức đội hình cổ với những quy định nghiêm ngặt. Với cách sắp xếp đội hình biểu diễn theo thứ tự ngƣời cầm trịch luôn đứng đầu, sau đến ngƣời cầm bông lau và cuối cùng là hàng quân. Ơng Hổ và Ơng Câu ln phải đứng ở phía cuối, chính giữa hai hàng. Trong q trình biểu diễn, các thành viên phải đứng đúng vị trí và thể hiện những cử chỉ, động tác mang tính biểu tƣợng cao và độc đáo. Tuy Ông Hổ và Ông Câu có thể bƣớc lên các chiếu trên để múa nhƣng sau khi múa xong, họ phải về đứng đúng vị trí quy định.

Nguyên tắc đổi vế trật tự câu thơ, láy từ và thêm các hƣ từ để thành câu hát – đây là một sáng tạo rất độc đáo của ngƣời xƣa, thể hiện giá trị nghệ thuật tạo nhịp điệu trong cách hát của ngƣời Việt. GS.TS. Nguyễn Văn Huyên đã nhận định: “Suốt bài hát, ta đều có những câu tám đƣợc gieo vần bằng những từ nhắc lại, gieo nhịp bằng những từ chêm. Lối thơ này và nhịp này chủ yếu phổ biến trong dân gian. Ta biết rằng những câu thơ chẵn bốn, sáu và tám từ là những câu mang phong cách đặc biệt Việt Nam. Trong thơ Việt Nam, những câu bốn từ là của những bài thơ cổ nhất, đặc biệt là những bài thơ đƣợc hát trong các trò chơi, nhất là trò trẻ con. Còn những câu thơ sáu từ và tám từ hầu nhƣ chỉ dùng trong thơ dân gian, những truyện thơ hoặc thơ trữ tình”. [35, tr.409]

Các từ ngữ đƣợc sử dụng trong các bài hát Ải Lao đều là “tiếng Việt bình dân” nên rất bình dị, dễ hiểu. Theo phân tích của GS.TS Nguyễn Văn Hun: “Ta khơng thấy những ám chỉ văn học, trái với khuynh hƣớng chung của các nhà văn nƣớc ta. Các từ gốc Hán rất ít, thậm chí khơng chiếm đến một phần trăm. Nếu ta nghĩ rằng việc học chữ Hán rất phổ biến ở nƣớc này, thì thứ ngơn ngữ bình dân gần nhƣ thuần túy này là một dấu hiệu về tính cổ kính của những bài hát”. [35, tr.413]

Tiểu kết chƣơng 2

Múa hát Ải Lao ở phƣờng Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội mang nhiều ý nghĩa lịch sử, tâm linh. Múa hát Ải Lao đƣợc coi là loại hình rất cổ và hiếm cịn sót lại trong nghệ thuật trình diễn của ngƣời Việt, cùng với hát xoan, hát xuân phả, hát dô…

Phƣờng múa hát Ải Lao ra đời gắn với truyền thuyết Thánh Gióng. Ơng Hổ là biểu tƣợng thiêng liêng, là hình tƣợng trung tâm của phƣờng, biểu trƣng cho sức mạnh, uy hùng của Thánh Gióng có thể khuất phục đƣợc cả sức mạnh thiên nhiên. Múa Ải Lao thuộc loại những điệu múa cổ nhất ở nƣớc ta. Hát Ải Lao với đặc điểm riêng nổi bật là từ các bài thơ chủ yếu theo thể lục bát và thơ tám chữ đƣợc chuyển sang hát bằng cách lặp từ, thêm các từ đệm, thay đổi cấu trúc bài thơ. Bài hát Ải Lao với ngơn từ bình dân là những bài hát nghi thức để ca ngợi cuộc đời và sự nghiệp của thần Phù Đổng; miêu tả cuộc sống thôn dã, những cảnh hội hè nơng dân và đề tài tình u cũng đƣợc nói đến rất nhiều trong các câu hát của Ải Lao. Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Huy: Các lời hát, điệu múa do phƣờng Ải Lao biểu diễn trong lễ hội dâng lên Thánh Gióng và Thánh Mẫu, đƣợc hình tƣợng hóa, cách điệu hóa. Trong múa hát Ải Lao có các lớp lang, câu chuyện lịch sử đƣợc đúc kết qua nhiều thế hệ, vì thế di sản nghệ thuật này có ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa lịch sử và văn hóa đáng trân trọng, giữ gìn.

Trải qua thời gian và những biến đổi của lịch sử, múa hát Ải Lao có một thời kỳ bị gián đoạn trong hoạt động. Trong thời gian gián đoạn múa hát Ải Lao phƣờng Phúc lợi, quận Long Biên có những biến đổi nhƣ thế nào? Những yếu tố nào tác động đến sự thay đổi trong nghệ thuật trình diễn dân gian này? Những biến đổi đó có tác động đến giá trị lịch sử văn hóa của di sản hay không?

Chƣơng 3

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN DÂN GIAN MÚA HÁT ẢI LAO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MÚA HÁT ẢI LAO TRUYỀN THỐNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) múa hát ải lao ở phường phúc lợi, quận long biên, hà nội truyền thống và biến đổi luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam ( ) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)