Làng Hội xá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) múa hát ải lao ở phường phúc lợi, quận long biên, hà nội truyền thống và biến đổi luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam ( ) (Trang 28 - 32)

Làng Hội Xá nằm ở phía Nam bờ sơng Đuống, phía Bắc giáp thơn Qn Tình, phƣờng Giang Biên, phía Đơng giáp bờ đê sơng Đuống, phía Nam giáp thơn Phƣơng Đồng, phƣờng Phúc Lợi, phía Tây giáp với đƣờng 21 (mới mở - trƣớc đây là cánh đồng lúa).

Trƣớc đây, làng Hội Xá có tên là Hộ Xá, là một xã thuộc tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (từ năm Minh Mạng thứ 12 - 1831 là tỉnh Bắc Ninh). Vào đầu đời Thành Thái (1889 – 1907), vì kỵ húy nên làng phải đổi thành Hội Xá. Hội Xá xƣa gồm có ba xóm: xóm Thƣợng, xóm Giữa và xóm Trại. Trong kháng chiến chống Pháp, Hội Xá cùng với thơn Tình Quang, thơn Qn Tình thuộc về xã Trƣờng Chinh. Đến năm 1961, Hội Xá cùng với các thôn Thƣợng Đồng, Nông Vụ Trung, Nông Vụ Đông hợp thành xã Phúc Lợi.

Năm 1965, phong trào chăn nuôi ở Hội Xá phát triển, nhất là chăn ni lợn, có câu “Lợn Hội Xá, cá Đơng Dƣ”, vì thế thành lập xã Hội Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Đến tháng 11/2003, thành lập quận Long Biên, xã Hội Xá đổi tên thành phƣờng Phúc Lợi. Phƣờng Phúc Lợi gồm có 21 Tổ dân phố, chia thành 5 cụm dân cƣ.

Cụm 1: Hội Xá: gồm 6 Tổ dân phố

Cụm 2: Thƣợng Đồng: gồm 4 Tổ dân phố Cụm 3: Nông Vụ Trung: gồm 3 Tổ dân phố Cụm 4: Nông Vụ Đông: gồm 5 Tổ dân phố Cụm 5: Sao Đỏ: gồm 3 Tổ dân phố

Trƣớc năm 1954, tồn xã có 186 hộ dân, 1672 nhân khẩu; đến nay dân số phát triển, lên tới 780 hộ dân và 3218 nhân khẩu. [19, tr.16]

1.3.1.2. Phường Ải Lao

Làng Hội Xá xƣa có bốn giáp Đơng, Đồi, Nam, Bắc, khi đến lƣợt giáp nào tham gia hội Gióng thì giáp đó phải chọn trai đinh ở giáp mình để lập phƣờng múa hát Ải Lao phục vụ hội nên giáp nào cũng có ngƣời biết hát. Khoảng vào ngày 21, 22 tháng ba hàng năm, bên tổng Phù Đổng cử ngƣời sang Hội Xá để mời phƣờng tham gia.

Đến lƣợt giáp nào thì giáp đó sẽ tổ chức cuộc họp và chọn ra khoảng 20-22 thành viên tham gia múa hát Ải Lao với tiêu chí chọn phải từ 18 đến 49 tuổi và không vƣớng bụi (tức gia đình có tang). Một trong những ngƣời đó đƣợc cử làm trùm trưởng.

Trùm trƣởng giao cho mỗi ngƣời trong đội một nhiệm vụ nhất định. Cụ thể phân công trong phƣờng Ải Lao nhƣ sau:

- 01 Ông trùm;

- 01 ngƣời đánh trống khẩu; - 01 ngƣời đánh chiêng;

- 01 ngƣời cầm cung nỏ (tƣợng trƣng cho ngƣời đi săn); - 01 ngƣời cầm cần câu (tƣợng trƣng cho ngƣời câu cá);

- 02 ngƣời cầm cờ lau (tƣợng trƣng cho lũ trẻ chăn trâu Hội Xá chơi cờ lau theo Thánh Gióng đánh giặc);

- 01 ngƣời hóa trang thành hổ để múa hổ;

- 12 ngƣời cầm sênh và hát (tƣơng truyền khi Gióng ra trận, trẻ chăn trâu Hội Xá cũng đi theo, lôi cuốn cả thợ săn và ngƣời đi câu).

Nhƣ vậy, phân công nhiệm vụ của phƣờng Ải Lao rất rõ ràng, mỗi ngƣời đảm nhiệm một vị trí cụ thể: Ngƣời trong đội phải hóa trang thành hổ, ngƣời trong đội cầm một chiếc trống khẩu có cán và một ngƣời nữa cầm

chiêng. Hai ngƣời này đƣợc chỉ định điều khiển các động tác chào và múa. Hai ngƣời nữa đƣợc chỉ định giữ cờ lau, làm bằng một que tre có buộc ở đầu những băng giấy sặc sỡ (hai màu chính là vàng và tím, khơng có màu đỏ). Một ngƣời khác mang một cây súng gỗ. Mƣời hai ngƣời cầm sênh và hát.

Bên cạnh tiêu chí lựa chọn chung thì ngƣời đóng vai Ơng Hổ, Ơng Câu cịn có những tiêu chí lựa chọn kỹ lƣỡng hơn. Ngƣời đóng vai Ơng Hổ phải có vóc dáng to lớn, có sức khỏe. Vì hội ở đây là hội chạy thể hiện tinh thần của một đội quân tràn trề nhuệ khí chiến đấu trƣớc kẻ thù. Khi xuống Đống Đàm phất cờ ba ván rồi lại chạy về đình. Nếu khơng có sức khỏe thì khơng thể đảm đƣơng đƣợc ba ngày hội. Ngồi tiêu chuẩn chọn vóc ngƣời to khỏe, Ơng Hổ cũng phải có năng khiếu múa. Các điệu múa Hổ phải toát lên đƣợc sức mạnh oai hùng. Để múa đƣợc điệu múa Hổ thì thành viên trong phƣờng phải trải qua nhiều tập luyện mới có thể đƣợc thuần thục vai này. Đối lập với Ơng Hổ, ngƣời đóng vai Ơng Câu phải thể hiện đƣợc sự tình tứ, uyển chuyển và mềm mại.

Ngoài các thành viên tham gia múa hát Ải Lao thì giáp cịn cử một ơng mõ đi theo phƣờng để phục vụ cơm nƣớc cho phƣờng.

Về trang phục: Mỗi thành viên khi tham gia phƣờng Ải Lao phải tự chuẩn bị trƣớc cho mình một số trang phục và vật dụng sau:

- 1 chiếc nón dứa (nón đội phải thấy đƣợc mặt); - 01 áo the đen;

- 01 chiếc thắt lƣng xanh hoặc đỏ;

- 01 đôi sinh tre: Sinh tre do các thành viên trong phƣờng tự làm. Sinh đƣợc làm bằng khúc tre ở gốc càng già càng tốt. Tre đƣợc vót chỉ lấy phần cật. Sau đó, tre đƣợc phơi khơ.

Trang phục của Ông Hổ do giáp chuẩn bị. Hàng năm, giáp nào đƣợc cử đến hội thì phải có mặt ở đình Hội Xá vào tháng ba âm lịch để nhận đầu Ông Hổ. Lễ xin lốt hổ thƣờng đƣợc thực hiện vào sáng ngày mồng 5/4 âm lịch. Trùm trƣởng cùng một số thành viên trong phƣờng làm lễ ở ban thờ chính ở phía trƣớc hậu cung. Trùm trƣởng đọc sớ để cầu xin Thành hồng và ơng Hoàng Hổ cho phƣờng xin lốt hổ để đi biểu diễn ở hội Gióng. Ngƣời đóng vai Ơng Hổ rƣớc lốt hổ từ ban thờ xuống. Hai ngƣời khác sang làm lễ ở ban thờ ơng Hồng Hổ (phía bên phải hậu cung) để xin đôi bông lau. Lốt hổ và bông lau đƣợc Ông Hổ rƣớc về gia đình một thành viên trong phƣờng. Gia đình tạm giữ lốt hổ chuẩn bị một ban thờ nhỏ ở cuối phịng. Lốt hổ đƣợc để chính giữa ban thờ, da hổ đƣợc để phía bên trái, trống khẩu và chiêng đƣợc để hai bên. Khi mọi thứ đã đƣợc sắp xếp xong, trùm trƣởng thắp hƣơng làm lễ yên vị.

Suốt thời gian diễn ra hội Gióng, phƣờng Ải Lao biểu diễn những điệu hát và múa lễ thần. Phƣờng Ải Lao tham gia biểu diễn ở Hội Gióng từ ngày mồng 6 đến ngày 12 tháng tƣ âm lịch. Theo ghi chép về phƣờng Ải Lao biểu diễn ở Hội Gióng năm 1937, 1938 của GS.TS. Nguyễn Văn Huyên: Tất cả các ngày, phƣờng đều đến lạy ở đền thờ thần và ở đền thờ bà thân sinh ra thần vào ngày mùng 7 và ngày mùng 9 là ngày trao cờ lệnh. Phƣờng làm lễ sau hai Ông Hiệu tiêu cổ, Hiệu trung quân, các Hiệu chiêng, Hiệu trống và Hiệu cờ. Vào dịp hội phƣờng Ải Lao ở hẳn trong chùa Kiến Sơ gần đền Thƣợng để phục vụ.

Trong thời gian biểu diễn, 18 ngƣời tới đền Phù Đổng để hát, múa và tham gia đám rƣớc. Hai ngƣời khác ở lại nhà để pha trà và nấu nƣớng. Trong

tám ngày hội, họ đƣợc chỉ định thay phiên nhau, trừ trùm trƣởng, ngƣời đóng vai Ơng Hổ và những ngƣời cầm trống khẩu và chiêng. Trùm trƣởng có thể ở lại chùa, trừ ngày lễ chính mồng 9/4 âm lịch vì đó là ngày chính lễ mọi ngƣời đều phải có mặt ở đền. Tất cả đầu chít khăn và mặc áo đen, chân đi đất, thắt lƣng lụa màu xanh, buộc mút ở sƣờn bên trái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) múa hát ải lao ở phường phúc lợi, quận long biên, hà nội truyền thống và biến đổi luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam ( ) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)