c. Tổ chức thực hiện các nội dung ch
3.2.1.3 Phân bổ các nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ chi một cách hợp lý, đảm bảo các khoản chi được thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả.
đảm bảo các khoản chi được thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả.
được duyệt, phù hợp với các chế độ, định mức chi tiêu NSNN và quy chế chi tiêu nội bộ của trường, góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ giảng viên và từng bước thực hiện phân phối thu nhập theo nguyên tắc tương xứng giữa đóng góp và hưởng thụ. Tuy nhiên, một số khoản chi chưa được thực hiện quản lý chặt chẽ, vẫn còn tình trạng lãng phí, thất thoát. Bên cạnh đó, phân phối thu nhập vẫn còn mang tính bình quân, chưa thực sự khuyến khích được người lao động đóng góp cho sự phát triển chung của nhà trường. Do đó, trong thời gian tới cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ chi, đảm bảo cho các khoản chi được thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả. Các giải pháp cụ thể được đưa ra là:
- Trước hết, đối với các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định cần lập dự toán sát với tình hình thực tế để đảm bảo phân bổ nguồn kinh phí hợp lý, ưu tiên thực hiện các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành. Để làm được điều đó, khi lập dự toán cán bộ tài chính kế toán của trường phải căn cứ vào nhiệm vụ được giao năm kế hoạch, định mức chi tiêu NSNN và quy chế chi tiêu nội bộ của trường. Đồng thời, cũng phải dựa trên diễn biến thực tế của mức giá cả trên thị trường. Có như vậy dự toán lập ra mới đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn.
- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, NCKH và phát triển công nghệ. Nguồn vốn thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, NCKH và phát triển công nghệ của trường do NSNN cấp toàn bộ. Do đó, để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn NSNN, nhà trường cần có các biện pháp quản lý, bảo toàn, khai thác có hiệu quả các tài sản, máy móc thiết bị,… được Nhà nước đầu tư.
Để khai thác hiệu quả các tài sản, cơ sở vật chất của trường, cần phân cấp, phân quyền trong quản lý tài sản, gắn việc giao quyền chủ động với tính trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng của các đơn vị trực thuộc. Bên cạnh đó, cần thành lập ban quản lý, giám sát tài sản để thường xuyên kiểm tra tình trạng tài sản, tính mức khấu hao đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
chức đi học tập, nghiên cứu thực tế của các lớp, học tập, nghiên cứu của cán bộ giảng viên…. cần theo dõi, quản lý chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả của các khoản chi ngân sách. Muốn vậy, cần gắn khoản chi với trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ, giao cụ thể nguồn tài chính và yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện. Mỗi khoản chi khi được thanh toán phải có báo cáo kết quả có xác nhận của đơn vị quản lý. Chẳng hạn, với các khoản chi mua sắm, sửa chữa, phải có xác nhận của đơn vị quản lý, sử dụng về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm khi thanh toán. Hoặc các khoản chi cho cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế phải có báo cáo kết quả và xác nhận kết quả của đơn vị quản lý.
- Đối với các khoản chi thanh toán cho cá nhân, bên cạnh các nội dung chi theo chính sách, chế độ của Nhà nước như chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp bắt buộc, các khoản phụ cấp của ngành,… các khoản chi phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ cần thực hiện điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Đảm bảo thu nhập tương xứng với sức lao động của cán bộ giảng viên, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ giảng viên.
- Ngoài ra, cần dành phần ưu tiên cho chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn. Khuyến khích các giảng viên theo học sau đại học ở các trường đại học trong nước và nước ngoài theo khả năng và phù hợp với điều kiện thực tế. Trong đó, đẩy mạnh tìm kiếm, khai thác các nguồn kinh phí để cử cán bộ, giảng viên, sinh viên đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, đó có thể là các nguồn kinh phí của Chính phủ, các quỹ học bổng và từ hợp tác song phương. 3.2.1.4 Có phương án phân bổ kết quả hoạt động tài chính trong năm đúng quy định, đúng mục đích, đảm bảo tăng thu nhập của người lao động, trích lập các quỹ của đơn vị sự nghiệp thực hiện khoán.
Việc phân phối kết quả hoạt động tài chính trong năm để tăng thu nhập cho người lao động phải được thực hiện trên nguyên tắc phân bổ theo mức độ cống hiến của cán bộ, giảng viên đối với trường. Hiện nay, tại trường ĐHHĐ, sự phát triển giữa các ngành nghề đào tạo là không đồng đều, do đó, khối lượng công việc của cán bộ, giảng viên ở các lĩnh vực là không giống nhau. Vì vậy, để khuyến khích cán
bộ, giảng viên ở những khoa, ngành đào tạo có khối lượng công việc lớn, cần có chính sách phân phối thu nhập hợp lý, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập, tạo động lực cho cán bộ, giảng viên tích cực tham gia công tác giảng dạy, học tập và NCKH.
Để thực hiện tốt giải pháp này, cần xây dựng được một hệ thống các tiêu chí xác định mức độ cống hiến của giảng viên đối với hoạt động đào tạo của trường. Có thể căn cứ vào mức độ thực hiện nhiệm vụ, chất lượng công tác giảng dạy theo đánh giá của học viên, …. để từ đó xác định mức thu nhập tăng thêm hằng quý được hưởng đối với cán bộ giảng viên.