Dự toán chi thường xuyên

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 64 - 66)

Các khoản chi thường xuyên của trường được đảm bảo bằng nguồn kinh phí NSNN cấp; nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ và nguồn khác. Hằng năm, trường phải lập dự toán chi tiết từng nhóm mục chi tương ứng với từng nguồn kinh phí.

Bảng 2.5: Dự toán chi nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của trường ĐHHĐ năm 2008 – 2010

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Kinh phí hoạt động thường xuyên 62,45 82,49 91,52

- Kinh phí NSNN cấp 46,07 53,3 60,03

- Chi từ nguồn thu sự nghiệp 15,93 28,8 31,14

- Nguồn khác 0,45 0,39 0,35

Nguồn: Báo cáo công khai tài chính của trường ĐHHĐ 2008 – 2010

Trên cơ sở dự toán tổng hợp chi NSNN và chi từ nguồn thu sự nghiệp, đơn vị lập dự toán chi tiết cho các nhóm mục chi. Dự toán chi tiết chi nguồn kinh phí của trường ĐHHĐ năm 2008 – 2010 được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 2.6: Dự toán chi tiết chi NSNN và chi từ nguồn thu sự nghiệp năm 2008 – 2010 của trường ĐHHĐ Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 NSN N cấp Nguồ n thu sự nghiệp NSN N cấp Học phí, lệ phí chính quy NSN N cấp Học phí, lệ phí chính quy Tổng chi thường xuyên 46,07 15,93 53,3 4,5 60,03 5,9 1. Chi thanh toán cho cá nhân 36,18 8,6 40,78 2,286 44,95 3,39 2. Chi về hàng hoá, dịch vụ 7,49 3,02 10,53 1,318 11,54 1,415

3. Chi khác 0,9 3,24 1,12 0,726 2,34 0,821

4. Chi mua sắm, sửa chữa 1,5 1,07 0,87 0,17 1,2 0,274

Nguồn: Dự toán chi NSNN và chi từ nguồn thu sự nghiệp của trường ĐHHĐ năm 2008 – 2010

Dự toán các khoản chi thanh toán cho cá nhân được xác định trên cơ sở chính sách, chế độ quy định của nhà nước đối với cán bộ, giảng viên; tiêu chuẩn, định mức chi NSNN và quy chế chi tiêu nội bộ của trường và chính sách, chế độ đối với học sinh, sinh viên của Nhà nước. Các khoản chi thanh toán cho cá nhân từ nguồn NSNN cấp bao gồm chi tiền lương ngạch bậc theo quỹ lương được duyệt, lương hợp đồng dài hạn, lương khác như tăng lương, lương tuyển mới; tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng; phụ cấp lương (bao gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp làm đêm; phụ cấp thêm giờ; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp đặc biệt khác của ngành; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp kiêm nhiệm); các khoản học bổng cho học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp và các khoản thanh toán khác cho cá nhân. Nguồn thu sự nghiệp thường được sử dụng để thanh toán cho các lao động theo hợp đồng được Hiệu trưởng ký trong phạm vi quyền tự chủ được giao và phân chi 10% phụ cấp ngành cho giảng viên khối kinh tế, kỹ thuật.

định mức chi NSNN và quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của trường. Các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ bao gồm chi thanh toán dịch vụ công cộng (điện, nước, nhiên liệu, vệ sinh môi trường, …); các khoản chi về vật tư văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; chi hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn; chi đoàn ra, đoàn vào; các khoản chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng cac công trình hạ tầng từ kinh phí thường xuyên và các khoản chi phí nghiệp vụ chuyên môn từng ngành. Hiện nay, trường thực hiện khoán một số khoản chi cho các đơn vị sử dụng như chi vật tư văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; công tác phí… Do đó, dự toán chi được xác định trên cơ sở nhiệm vụ được giao của các đơn vị và mức khoán cho từng nhiệm vụ.

2.2.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính

Trên cơ sở dự toán đã được duyệt, các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tiêu chuẩn, định mức thu chi tài chính và các quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, thủ trưởng đơn vị giao phòng kế hoạch tài chính và các đơn vị có liên quan thực hiện các chỉ tiêu tài chính đã được duyệt.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 64 - 66)