Đặc điểm hoạt động của các trường đại học công lập

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 31 - 32)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

1.1.2Đặc điểm hoạt động của các trường đại học công lập

Trường ĐHCL là loại hình đơn vị sự nghiệp công lập có thu, do đó, có các đặc điểm hoạt động chung như các đơn vị sự nghiệp công lập khác. Cụ thể:

- Đơn vị sự nghiệp công lập là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục đích kiếm lời. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường; góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống, sức khoẻ, văn hoá, tinh thần của nhân dân;

- Sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần. Đó chủ yếu là những hàng hoá, dịch vụ công cộng, có tính “tiêu dùng chung” và “tính không loại trừ”.

- Hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.[8, Trang 330-333]

Trường ĐHCL là trường do Nhà nước (Trung ương hoặc địa phương) thành lập, đầu tư về cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ thường xuyên. Lĩnh vực hoạt động của trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học. Do đó, ngoài những đặc điểm hoạt động chung của các đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động của các trường đại học công lập thường có các đặc điểm riêng biệt, phù hợp với lĩnh vực hoạt động như sau:

Mục tiêu hoạt động của các trường ĐHCL là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ cụ thể. Đây là mục tiêu của giáo dục đại học nói chung và các

trường ĐHCL phải đóng vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo thực hiện mục tiêu đó. trong từng thời kỳ cụ thể

Kinh phí hoạt động của các trường ĐHCL chủ yếu do Ngân sách nhà nước cấp. Bao gồm các khoản kinh phí cho các hoạt động thường xuyên, kinh phí thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ theo dự án và kế hoạch hằng năm… Ngoài ra, các trường ĐHCL còn có nguồn thu sự nghiệp từ học phí, lệ phí; thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ; … Đây là điểm khác biệt so với các trường đại học tư thục, trường đại học dân lập có nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu từ vốn góp của các cổ đông hoặc của dân cư.

Đa số các trường ĐHCL ở Việt Nam là các cơ sở đào tạo có uy tín và ảnh hưởng cao, dẫn đầu trong các lĩnh vực đào tạo như kinh tế, tài chính ngân hàng, thương mại, khoa học kỹ thuật, nông nghiệp, công nghiệp… Đây là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu dài của các trường ĐHCL kể từ khi thống nhất đất nước năm 1975.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 31 - 32)