Tình hình kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 49 - 50)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

1.3.2.2 Tình hình kinh tế xã hộ

Sự phát triển kinh tế - xã hội có tác động không nhỏ đến công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý tài chính tại các trường ĐHCL nói riêng. Kinh tế tăng trưởng và phát triển tốt, thể hiện qua tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm, đời sống của người dân được cải thiện sẽ làm tăng mức đóng góp của xã hội cho giáo dục đào tạo thông qua các khoản đóng góp cho nhà trường. Thu nhập cao cũng tạo điều kiện cho số lượng học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học có khả năng học đại học tăng lên, do đó, ảnh hưởng tới quy mô đào tạo đại học nói chung và đào tạo tại các trường ĐHCL nói riêng. Từ đó, tác động đến cơ chế quản lý tài chính, đặc biệt là nguồn thu của các trường ĐHCL.

Kinh tế tăng trưởng tốt cũng là một nhân tố thúc đẩy các hoạt động đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo. Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, nhiều nguồn vốn đầu tư trong xã hội đã được huy động cho phát triển giáo dục, đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói chung. Các trường đại học thuộc nhiều hình thức sở hữu đã được thành lập, và mỗi hình thức sở hữu có cơ chế, phương pháp quản lý tài chính riêng.

Trình độ dân trí cũng gián tiếp tác động đến công tác quản lý tài chính tại các trường ĐHCL. Trình độ dân trí của người dân tăng cao, nhu cầu cho con em theo học đại học sẽ tăng lên và mức độ sẵn sàng chi trả cho con em mình theo học đại học cũng được cải thiện, do đó, ảnh hưởng đến nguồn thu của các trường đại học.

Trên đây là một số nhân tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại các trường ĐHCL. Mỗi trường đại học căn cứ vào tình tình thực tiễn của đơn vị mình để xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, góp phần mang lại hiệu quả hoạt động chung của trường.

Chương 2

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 49 - 50)