Chủ động khai thác nguồn thu để đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên, tăng tính tự chủ về tài chính của trường trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 93)

c. Tổ chức thực hiện các nội dung ch

3.2.1.2 Chủ động khai thác nguồn thu để đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên, tăng tính tự chủ về tài chính của trường trong thời gian tới.

thường xuyên, tăng tính tự chủ về tài chính của trường trong thời gian tới.

Hiện nay, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ của trường ĐHHĐ đã tăng lên đáng kể so với những năm đầu thành lập. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi các nhiệm vụ chi được mở rộng trong khi nguồn NSNN cấp cho trường sẽ dần hạn chế, đặc biệt khi số lượng sinh viên chính quy tuyển sinh được đang có xu hướng giảm xuống làm giảm nguồn thu NSNN cấp thì nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và dịch vụ của trường có vai trò đặc biệt quan trọng để trường đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về đào tạo và NCKH. Mặt khác, các khoản thu từ hoạt động dịch vụ của trường hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng về đội ngũ và cơ sở vật chất hiện có của trường. Do đó, trong thời gian tới, trường ĐHHĐ cần

có các giải pháp để nâng cao chất lượng, đa dạng hoá hoạt động nhằm tăng cường thu hút nguồn thu cho nhà trường. Để thực hiện được điều này, nhà trường cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:

- Đổi mới công tác đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng để đảm bảo cho người học sau khi ra trường có khả năng tiếp cận công việc thực tế, đáp ứng yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động. Để thực hiện được điều này, nhà trường cần đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục để thực hiện xác định chỉ tiêu đào tạo, xây dựng địa bàn thực hành, thực tập cho sinh viên, phối hợp để triển khai kế hoạch đào tạo theo địa chỉ, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế, đào tạo gắn với yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tổ chức kinh tế trong tỉnh. Bên cạnh đó, cần tăng cường liên kết đào tạo đại học, sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh và xã hội, học tập kinh nghiệm đào tạo, quản lý, chuẩn bị đội ngũ để đến năm 2015 có thể tự đào tạo trình độ đại học một số ngành kỹ thuật công trình giao thông – thuỷ lợi – xây dựng, công nghệ môi trường….

Đây là biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút người học, từ đó nâng cao nguồn thu từ học phí, lệ phí cho nhà trường. Hiện nay, khi toàn bộ số học sinh sinh viên thuộc diện chính sách, được miễn giảm học phí nhận hỗ trợ tại địa phương và đóng 100% học phí cho nhà trường thì số lượng sinh viên tăng sẽ làm tăng đáng kể nguồn thu từ học phí cho nhà trường, đặc biệt là khi học phí sẽ được điều chỉnh tăng theo lộ trình theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, mức NSNN hỗ trợ chi phí đào tạo bình quân 1 học sinh sinh viên cũng tăng lên từ năm 2011. Theo tính toán của Bộ Giáo dục và đào tạo, mức đầu tư 1 học sinh sinh viên tăng thấp nhất là 17% (đối với bậc cao đẳng), cao nhất là 52% (đối với đào tạo tiến sỹ). Mức điều chỉnh cụ thể như sau:

Bảng 3.4: Mức đầu tư từ NSNN cho mỗi học viên năm 2010 và 2011

Đơn vị tính: triệu đồng/học viên/năm

Trình độ đào tạo Mức đầu tư năm 2010 Mức đầu tư năm 2011 Tỷ lệ tăng (%)

Tiến sỹ Từ 7,09 – 7,59 Từ 10,29 – 12,04 52

Đại học Từ 5,07 – 5,27 Từ 5,83 – 6,53 19 Cao đẳng Từ 4,60 – 4,76 Từ 5,20 – 5,76 17 Trung học chuyên nghiệp Từ 2,73 – 2,87 Từ 3,41 – 3,90 30 Nguồn: http://www.vietnamnet.vn/vn/giao-duc

Như vậy, đổi mới công tác đào tạo, mở rộng loại hình đào tạo và các bậc đào tạo để thu hút học sinh, sinh viên, học viên là một giải pháp quan trọng mà nhà trường cần chú ý thực hiện để từ đó nâng cao nguồn thu cho trường, cả nguồn thu từ học phí, lệ phí và nguồn thu từ NSNN cấp.

- Phát triển các hoạt động NCKH, nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ, gắn khoa học với đào tạo và thực tế sản xuất.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về NCKH, thiết lập các mối liên kết giữa nhà trường với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước và với các doanh nghiệp để từ đó xây dựng mô hình kết hợp giữa đào tạo – NCKH và sản xuất. Khi khả năng NCKH của cán bộ giảng viên được nâng lên, các kết quả NCKH của trường có ý nghĩa thực tiễn, có khả năng áp dụng trong thực tế sẽ là cơ sở để trường có thể đạt được các hợp đồng NCKH, các dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh để từ đó nâng cao thu nhập cho cán bộ giảng viên trong trường, tạo điều kiện nâng cao uy tín của nhà trường trong lĩnh vực NCKH. Đồng thời, khi các dự án, các công trình NCKH của trường có ý nghĩa thực tế, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, trường sẽ có được nguồn thu từ NSNN cấp cho hoạt động NCKH. Như vậy, nâng cao chất lượng NCKH cũng là một cách thức để nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh của trường cũng như tăng nguồn thu hoạt động cho trường.

- Đẩy mạnh cung cấp các hoạt động dịch vụ.

Hiện nay, trường ĐHHĐ thực hiện các hoạt động dịch vụ mang lại nguồn thu cho trường trên nguyên tắc lấy thu bù chi như dịch vụ nhà ăn, căng tin, dịch vụ trông xe; ngoại ngữ; liên kết đào tạo với các trường đại học khác trong nước (gọi chung là liên kết đào tạo với các trường trung ương), các dịch vụ đào tạo ngắn hạn như ngoại ngữ, tin học, kế toán…. Các hoạt động này được thực hiện quản lý tài chính theo nguyên tắc lấy thu bù chi, phần chênh lệch thu chi (nếu có) sau khi nộp

thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định sẽ được bổ sung vào kinh phí hoạt động của nhà trường. Các khoản thu này thực tế phát sinh nhưng số lượng không lớn và không đều, chủ yếu vẫn là các khoản thu liên kết đào tạo với các trường trung ương. Đây là hoạt động liên kết đào tạo trên cơ sở trường ĐHHĐ cung cấp cơ sở vật chất và cán bộ quản lý, các trường trung ương thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nguồn thu sẽ được sử dụng để bù đắp chi phí quản lý và chi phí đào tạo. Phần chênh lệch sau khi nộp thuế được bổ sung vào kinh phí đào tạo. Như vậy, mặc dù đây là hoạt động mang lại nguồn thu cho trường nhưng chưa phải khai thác hoàn toàn những nguồn lực hiện có của trường mà chỉ khai thác được phần cơ sở vật chất sẵn có. Vì vậy, cần nghiên cứu, phát triển những loại hình dịch vụ dựa trên cơ sở các nguồn lực hiện có của nhà trường về đội ngũ, về cơ sở vật chất.

Đối với các hoạt động dịch vụ ngắn hạn, hiện nay chủ yếu chỉ duy trì được hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, mặc dù số lượng tuyển sinh không nhiều. Các hoạt động đào tạo kế toán, thuế, tin học,… ngắn hạn không hiệu quả, không thu hút được học viên. Do đó, nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ này thấp, không đảm bảo chi phí duy trì hoạt động của các trung tâm. Chính vì vậy, một số giải pháp đặt ra để tăng cường huy động nguồn thu từ hoạt động dịch vụ là:

+ Đối với các hoạt động liên kết đào tạo, ngoài việc cung cấp cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo và thực hiện quản lý sinh viên, bước đầu tạo điều kiện cho giảng viên của trường tham gia công tác giảng dạy, đặc biệt là giảng viên khối ngành kinh tế kỹ thuật. Thực hiện được điều này, một mặt tạo điều kiện cho giảng viên trao đổi, học tập kinh nghiệm với giảng viên các trường đại học khác trong nước, mặt khác nâng cao thu nhập cho cán bộ giảng viên và tăng nguồn thu cho nhà trường.

+ Trong thời gian tới trường có thể đẩy mạnh cung cấp các loại hình dịch vụ đào tạo ngắn hạn như đào tạo chứng chỉ tin học, kế toán, nghiệp vụ thuế,…. Các loại hình dịch vụ này nếu được triển khai tốt sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho nhà trường bởi Thanh Hoá là một tỉnh đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu sử dụng lao động lớn, lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp ở địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế về trình độ tin học, kế toán và hiểu

biết về chính sách thuế. Do đó, khi các loại hình dịch vụ này được triển khai thực hiện sẽ thu hút được đông đảo học viên tham gia. Bên cạnh đó, các giảng viên khối kinh tế - kỹ thuật của trường chủ yếu là giảng viên trẻ, đã và đang được đào tạo sau đại học tại các trường đại học lớn trong nước và nước ngoài, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác và có đủ khả năng để cung cấp các dịch vụ đào tạo có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của học viên. Tuy nhiên, để có thể duy trì và phát triển được, nhà trường cần phải xây dựng một cơ chế quản lý rõ ràng, minh bạch, đảm bảo cho người học được hưởng chất lượng dịch vụ tương ứng với chi phí bỏ ra.

- Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư từ xã hội cho nhà trường.

Nguồn kinh phí hoạt động của trường ĐHHĐ hiện nay chủ yếu là nguồn vốn NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Đây là nguồn kinh phí đảm bảo cho các hoạt động thường xuyên của trường. Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản của trường hoàn toàn do NSNN cấp. Do đó, trong thời gian tới, khi mức độ cạnh tranh của các trường đại học trong nước ngày càng trở nên gay gắt, nhu cầu đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng của trường trở thành đòi hỏi cấp bách thì việc phụ thuộc vào nguồn vốn NSNN cấp sẽ làm cho trường gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, trong xu thế đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục đào tạo như hiện nay, trường cần huy động tối đa nguồn vốn đầu tư từ xã hội cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển của nhà trường. Bao gồm: vốn huy động của cán bộ giảng viên, vốn liên doanh, liên kết. Đây là những nguồn vốn giúp cho trường có thể chủ động trong việc cải thiện điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Để có thể huy động được các nguồn vốn này đòi hỏi nhà trường cần phải nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ giảng viên, tăng khả năng cạnh tranh với các trường đại học khác trong nước.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 93)