Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 47 - 49)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

1.3.2.1 Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng

triển giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng

Đây là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của các trường đại học. Trong từng thời kỳ cụ thể, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng sẽ có những thay đổi nhất định cho phù hợp với thực tiễn nền kinh tế - xã hội. Do đó, cơ chế quản lý đối với các trường đại học cũng có những thay đổi theo cho phù hợp.

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015, trong đó, “phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức” là một trong các nhiệm vụ được Nghị quyết Đại hội XI nhấn mạnh. Đồng thời, Đảng ta cũng xác định: “giáo dục đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”[6]. Như vậy, giáo dục và đào tạo luôn nhận được sự quan tâm và đầu tư của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó, các trường ĐHCL sẽ được tạo thuận lợi về mọi mặt trong quá trình hoạt động.

Cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do Nhà nước ban hành cũng ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các trường ĐHCL. Một cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ giúp các đơn vị khai thác triệt để nguồn thu, đáp ứng

đủ nguồn kinh phí cho các hoạt động thường xuyên; đồng thời, tránh thất thoát, lãnh phí trong quá trình chi tiêu tài chính, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong quá trình quản lý tài chính. Trong thời gian qua, để các cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung, các trường ĐHCL nói riêng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, cơ chế quản lý đối với giáo dục đào tạo cũng ngày càng đổi mới.Theo đó, các trường được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cả về nội dung chương trình đào tạo, nghiên cứu, tổ chức nhân sự và tài chính. Các trường ĐHCL căn cứ vào tình hình thực tế, có thể xác định mức độ tự chủ về kinh phí hoạt động thường xuyên, theo đó các trường có thể tự chủ toàn bộ hoặc tự chủ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính của các trường ĐHCL, khi các trường tự chủ được về tài chính thì sẽ chủ động hơn trong công tác quản lý tài chính nói chung, thực hiện các nhiệm vụ chi nói riêng.

Bên cạnh đó, những thay đổi trong chính sách thu học phí đối với các bậc, hệ đào tạo, chính sách trợ cấp đối với học sinh sinh viên của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của các trường ĐHCL, cụ thể là ảnh hưởng đến nguồn thu của các trường ĐHCL. Hiện nay, khung học phí được quy định tại quyết định 1310/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được điều chỉnh tăng lên đối với tất cả các bậc đào tạo và hằng năm sẽ được tiếp tục điều chỉnh tăng theo lộ trình quy định. Như vậy, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của các trường sẽ được tăng lên, nâng cao mức độ tự chủ tài chính cho các trường ĐHCL. Đồng thời, khi các học sinh, sinh viên thuộc đối tượng chính sách trước đây được miễn, giảm học phí nhận trợ cấp từ địa phương và nộp 100% học phí cho trường sẽ làm cho nguồn thu sự nghiệp của các trường tăng lên.

Đối với các trường ĐHCL địa phương, chủ trương của tỉnh, thành phố nơi trường đóng trụ sở về phát triển giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính của trường. Các trường ĐHCL địa phương do ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên (đối với các trường do NSNN đảm bảo kinh phí hoạt động) hoặc đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên (đối với các trường ĐHCL tự đảm bảo một phần kinh

phí hoạt động thường xuyên). Do đó, khi địa phương đặt mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo làm mục tiêu ưu tiên sẽ tăng nguồn kinh phí đầu tư cho trường, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu NSNN cấp cho trường.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 47 - 49)