Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 42 - 44)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

1.2.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính

Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính (chấp hành dự toán) là quá trình vận dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi tài chính trong dự toán của đơn vị thành hiện thực. Các đơn vị căn cứ vào dự toán được giao, triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi được giao; đồng thời có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.

Sau khi được Bộ chủ quản (đối với các trường ĐHCL trực thuộc Bộ, ngành trung ương), cơ quan chủ quản địa phương (đối với các trường ĐHCL địa phương) giao dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên và dự toán các khoản chi không thường xuyên, các trường triển khai thực hiện kế hoạch tài chính của đơn vị mình.

Đối với các khoản chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao, đơn vị được điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị; đồng thời gửi cơ quan cấp trên và Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi quản lý, thanh toán và quyết toán.

căn cứ vào định mức chi của từng chỉ tiêu đã được duyệt trong dự toán; khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thường xuyên trong mỗi kỳ báo cáo; đồng thời, dựa vào các chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Cuối năm ngân sách, dự toán chi thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết đơn vị được chuyển dang năm sau tiếp tục sử dụng.

Đối với các khoản chi không thường xuyên: việc điều chỉnh nội dung chi, nhóm mục chi; kinh phí cuối năm chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hết thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành. 1.2.2.3 Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính

Sau mỗi quý, năm ngân sách, đơn vị lập báo cáo kế toán quý, quyết toán năm gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. Quyết toán thu, chi tài chính là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ báo cáo và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo.

Trong quá trình thực hiện chu trình quản lý ngân sách tại đơn vị, việc kiểm tra kiểm soát cần được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong suốt chu trình ngân sách. Kiểm soát chi của các đơn vị sự nghiệp nói chung và các trường ĐHCL nói riêng được KBNN thực hiện theo quy định hiện hành. Đồng thời, các trường có trách nhiệm tự kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ thu, chi ngân sách của mình; các cơ quan chủ quản và cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra các hoạt động thu, chi của các trường theo quy định.

Công tác quyết toán, kiểm toán các khoản chi thường xuyên phải đảm bảo các yêu cầu:

- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo đó cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ quy định;

- Số liệu trong các báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực. Nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục NSNN đã quy định;

- Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán phải có xác nhận của Kho bạc nhà nước đồng cấp;

- Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra và duyệt quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm theo dõi các khoản chi thường xuyên của NSNN.

Hồ sơ quyết toán của các đơn vị dự toán bao gồm các loại báo cáo quyết toán sau:

- Bảng cân đối tài khoản;

- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; - Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động;

- Báo cáo chi tiết kinh phí dự án;

- Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc nhà nước;

- Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc nhà nước;

- Báo cáo thu – chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh; - Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định;

- Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang; - Thuyết minh báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 42 - 44)