Mô hình hoạt động của các trường đại học công lập

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 32 - 34)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

1.1.3 Mô hình hoạt động của các trường đại học công lập

Hiện nay, các trường đại học ở Việt Nam nói chung và các trường ĐHCL nói riêng được thành lập và hoạt động dưới các loại hình: đại học, trường đại học và học viện. Trong đó, “đại học” là tên gọi của các trường đa lĩnh vực và có NCKH; “trường đại học” là tên gọi của các trường thường là đơn ngành hoặc đơn lĩnh vực hoặc đa ngành nhưng trình độ thấp; “học viện” là tên gọi loại trường đơn ngành, đơn lĩnh vực nhưng có nhiều cấp đào tạo và bao gồm cả viện NCKH chuyên ngành.

Trên khía cạnh quản lý tài chính, căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, các trường ĐHCL được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Theo đó, các trường ĐHCL bao gồm:

- Trường ĐHCL tự đảm bảo chi phí hoạt động: là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên;

đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp;

- Trường ĐHCL do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN đảm bảo toàn bộ.

Việc phân loại này sẽ được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.

Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định tại thông tư 71/2006/TT-BTC:

Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của

đơn vị (%)

=

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

x 100% Tổng số chi hoạt động thường xuyên

Trong đó, tổng nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên được tính theo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định.

Căn cứ vào mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị, các trường ĐHCL có thể được phân loại cụ thể như sau:

- Các trường ĐHCL tự bảo đảm chi phí hoạt động, bao gồm:

o Trường ĐHCL có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên tính theo công thức trên bằng hoặc lớn hơn 100%;

o Trường ĐHCL đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp và nguồn NSNN do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng.

- Các trường ĐHCL tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: là các trường có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên tính theo công thức trên từ trên 10% đến dưới 100%.

- Các trường ĐHCL do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động là các trường có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống hoặc các trường không có nguồn thu. [1][2]

Như vậy, mô hình hoạt động của các trường ĐHCL có thể được xem xét dưới các góc độ khác nhau, tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên

cứu của đề tài, mô hình hoạt động của các trường ĐHCL được xem xét trên góc độ quản lý tài chính, trong đó có 3 mô hình hoạt động: trường đại học tự đảm bảo chi phí hoạt động, trường đại học tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động và trường đại học do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w