Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 81 - 93)

c. Tổ chức thực hiện các nội dung ch

2.2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác quản lý tài chính, cải thiện đời sống cán bộ giảng viên, nhưng công tác quản lý tài chính tại trường ĐHHĐ cũng còn một số hạn chế cần khắc phục:

ràng, dễ hiểu và dễ vận dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong việc điều hành mọi hoạt động nhưng hạn chế của nó là thường thích hợp với những hoạt động mang tính ổn định, không phản ánh chính xác nhiệm vụ thực tế của năm kế hoạch. Do đó, để thực hiện đổi mới quản lý tài chính theo yêu cầu của cơ chế tự chủ tài chính, đơn vị có thể nghiên cứu áp dụng phương pháp lập dự toán mới, dự trên các nhiệm vụ, mục tiêu của năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

- Nguồn kinh phí hoạt động của trường chủ yếu vẫn là nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu chi của trường do chủ yếu là thu từ học phí. Tuy nhiên, số lượng sinh viên của trường tăng chậm, mức thu học phí hiện nay đã điều chỉnh tăng từ năm học 2009 – 2010 nhưng chưa được thực hiện điều chỉnh tăng theo lộ trình cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo. Vì vậy, trong thời gian tới, trong điều kiện khả năng cạnh tranh của trường so với các trường đại học khác trong nước còn thấp, số lượng sinh viên tuyển vào trường không tăng đủ như dự kiến sẽ gây khó khăn trong việc huy động nguồn thu, kể cả nguồn NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp.

- Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách ở một số lĩnh vực công tác chưa thực sự hiệu quả. Chẳng hạn: công tác tuyển sinh không đủ số lượng theo kế hoạch, tổ chức đào tạo số lượng học viên trong lớp thấp, tổ chức đi học tập, nghiên cứu thực tế của các lớp ở một số tuyến chưa phù hợp; đầu từ sửa chữa công trình chưa hiệu quả, hiệu suất sử dụng chưa cao. Do đó, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các khoản chi NSNN tại đơn vị.

- Chế độ chính sách tài chính có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn mang tính bình quân nên chưa thực sự khuyến khích được những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của nhà trường, tạo ra tư tưởng bao cấp cho một bộ phận cán bộ, giảng viên.

- Trong quá trình quản lý tài chính tại trường vẫn còn tình trạng sử dụng lãng phí vốn NSNN, đặc biệt, trong việc khai thác, sử dụng tài sản.

nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Một số trung tâm đào tạo ngắn hạn được thành lập với mục đích tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu hoạt động dịch vụ cho trường nhưng hoạt động không hiệu quả. Chính vì vậy, gây nên tình trạng lãng phí trong sử dụng nguồn kinh phí để duy trì hoạt động và không khai thác được nguồn thu cho trường.

Những hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

- Nhà trường thực hiện các nhiệm vụ được giao trong điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Do đó, khả năng cạnh tranh của trường với các trường đại học khác trong nước chưa cao, làm giảm khả năng thu hút sinh viên vào học tại trường. Từ đó, làm giảm nguồn thu của trường từ hoạt động sự nghiệp và nguồn NSNN cấp, đặc biệt là trong thời gian tới, khi định mức chi NSNN cho một sinh viên chính quy tăng lên.

- Công tác quản lý của các cấp chưa thống nhất, các định mức cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chưa được thống nhất. Do đó, đơn vị gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý tài chính.

- Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý tài chính tại trường ĐHHĐ chưa đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn trong điều kiện mới thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Cán bộ phòng kế hoạch tài chính của trường bên cạnh một số cán bộ có trình độ đại học khối kinh tế, một số cán bộ lam công tác quản lý tài chính chỉ có trình độ trụng cấp và một số được chuyển từ các khoa chuyên môn sang làm công tác quản lý. Vì vậy, hiệu quả công tác tham mưu cho bộ máy lãnh đạo về cơ chế quản lý tài chính tại đơn vị chưa cao.

- Đội ngũ cán bộ quản lý đơn vị chưa thực sự hiểu biết về lĩnh vực quản lý lao động, cơ sở vật chất và tài chính khi được giao quyền tự chủ. Do đó, gặp phải khó khăn trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực để tạo ra sự phát triển của đơn vị.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠITRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC THANH HOÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC THANH HOÁ

3.1 Định hướng quản lý tài chính của trường Đại học Hồng Đức ThanhHoá đến năm 2015 Hoá đến năm 2015

3.1.1 Phương hướng phát triển và nhiệm vụ của trường ĐHHĐ giai đoạn2011 – 2015 2011 – 2015

Trong quá trình phát triển, trường ĐHHĐ luôn có được những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Hiện nay, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và chủ trương của tỉnh Thanh Hoá nói riêng về phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo đã tạo điều kiện cho trường ĐHHĐ trong việc thực hiện các mục tiêu của mình. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVII đã chỉ rõ: “tiến hành rà soát, lựa chọn, tập trung đầu tư xây dựng một số khoa, chuyên ngành của trường Đại học Hồng Đức đạt chất lượng cao”, “đẩy nhanh tiến độ đầu tư trường Đại học Hồng Đức” nhằm xây dựng trường ĐHHĐ trở thành trung tâm đào tạo đại học, NCKH và chuyển giao công nghệ đạt trình độ các trường đại học lớn của cả nước, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Như vậy, trường ĐHHĐ luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư của tỉnh Thanh Hoá, đây là điều kiện thuận lợi cho trường trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và các nhiệm vụ tài chính trong thời gian tới.

Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện chủ trương đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam với mục tiêu đưa tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân lên 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010, 300 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2015. Đây là yếu tố tạo ra nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các trường đại học trong nước, là cơ hội lớn đối với nhà trường để mở rộng quy mô đào tạo trong quá trình thực hiện đổi mới và phát triển.

Bên cạnh đó, nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực tạo ra cơ hội hợp tác quốc tế về đào tạo, NCKH của nhà trường với các trường đại học quốc tế và khu vực. Đây là yếu tố thuận lợi giúp cho nhà trường tiếp tục thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu trong phát triển, đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên của trường.

Ngoài ra, tỉnh Thanh Hoá có một số chính sách ngoài chính sách chung của Nhà nước đối với đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao đã tạo ra cơ hội cho nhà trường trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ giảng viên trong trường. Cụ thể, nhà trường được giao thực hiện đề án “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài” để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cùng với mục tiêu chung đó, nhà trường cũng đã, đang và sẽ có nhiều cán bộ, giảng viên có đủ trình độ, năng lực tham gia đề án, từ đó, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong trường, góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường. Đồng thời, các chương trình kinh tế lớn của tỉnh trong giai đoạn 2010 – 2015 là tiền đề để nhà trường tích cực triển khai kế hoạch phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá nói riêng và cả nước nói chung.

Bên cạnh những mặt thuận lợi đó, trường ĐHHĐ cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Là trường đại học công lập địa phương, do đó, nguồn kinh phí hoạt động do ngân sách địa phương đảm bảo. Trong điều kiện ngân sách địa phương còn hạn chế, vốn NSNN cấp cho trường chỉ đảm bảo thực hiện các khoản chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và vốn đầu tư các công trình thiết yếu như phòng học, giảng đường, hạ tầng là chủ yếu; việc đầu tư các thiết bị, thí nghiệm thực hành cho sinh viên, phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu còn hạn chế. Do đó, trong điều kiện cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng trở nên gay gắt, trường ĐHHĐ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút người học. Điều này cũng ảnh hưởng đến nguồn kinh phí của trường do số kinh phí nhà nước phân bổ cho

mọi hoạt động của trường đều tính trên đầu sinh viên thực học. Vì vậy, khi số lượng sinh viên hằng năm tăng không nhiều sẽ ảnh hưởng đến số thu NSNN cấp.

Đồng thời, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc hạn chế cũng làm cho chất lượng dịch vụ của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người học. Đây cũng là một trong những thách thức lớn mà nhà trường cần phải vượt qua trong thời gian tới.

Ngoài ra, trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu công lập, trường ĐHHĐ là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Nguồn thu chủ yếu của trường là học phí nhưng trường không được chủ động đưa ra các mức thu mà phải theo khung của Bộ Giáo dục và đào tạo và quyết định của uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá. Khi Bộ giáo dục và đào tạo cho phép tăng học phí theo lộ trình thì do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá chưa cho phép trường ĐHHĐ được điều chỉnh tăng học phí sau lần điều chỉnh tháng 9/2009. Trong khi khả năng huy động nguồn thu khác của trường còn hạn chế thì đây là một trong những khó khăn của nhà trường trong việc nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức. Mức thu nhập của cán bộ viên chức thời gian gần đây đã có cải thiện, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu trong điều kiện hiện nay, vì vậy, chưa tạo điều kiện cho cán bộ viên chức có thể yên tâm học tập, NCKH và phục vụ đào tạo.

Cùng với những nguyên nhân chủ quan đó, xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trong giáo dục đại học cũng làm cho công tác tuyển sinh của trường gặp nhiều khó khăn, một số ngành đào tạo của trường có nguy cơ không tuyển đủ được số lượng sinh viên, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của một bộ phận cán bộ giảng viên. Từ đó, đặt ra yêu cầu cho nhà trường là vừa phải tập trung kinh phí để đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên, vừa phải duy trì thu nhập cho đội ngũ giảng viên thiếu việc làm. Đồng thời, phải tập trung mọi tiềm lực để phát triển các ngành đào tạo mới, các ngành đào tạo chất lượng cao trong điều kiện nguồn lực tài chính hạn chế, thiếu đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao.

hướng phát triển trong thời gian tới là “tăng cường đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên, tạo bước trưởng thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng giảng viên có chất lượng cao; hiện đại hoá cơ sở vật chất, kết hợp với mở rộng quy mô ngành, bậc đào tạo, cơ sở đào tạo, đẩy mạnh hoạt động NCKH gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mở rộng hợp tác quốc tế với các cơ sở đào tạo đại học nước ngoài, từng bước đưa nhà trường trở thành trung tâm đào tạo đại học có chất lượng đào tạo, NCKH đạt chuẩn ngang tầm các đại học lớn, có uy tín trong nước, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. (Nguồn: Phương án tự chủ về nhiệm vụ, bộ máy, biên chế và tài chính giai đoạn 2011 – 2015 của trường ĐHHĐ).

Trên cơ sở phương hướng phát triển chung đó, trường ĐHHĐ cũng xác định các nhiệm vụ cụ thể cho nhà trường trong giai đoạn 2011 – 2015. Các nhiệm vụ cụ thể là:

- Quy mô đào tạo đại học và sau đại học được phát triển một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giảm tỷ lệ đào tạo hệ vừa học vừa làm xuống dưới 50% tổng số sinh viên toàn trường; tăng số lượng sinh viên hệ chính quy. Cụ thể, dự kiến quy mô đào tạo giai đoạn 2011 – 2015 của trường ĐHHĐ như sau:

Bảng 3.1: Dự kiến quy mô đào tạo của trường ĐHHĐ giai đoạn 2011 - 2015 TT Bậc học, hệ đào tạo Quy mô Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 I Chính quy 9.367 9.570 9.610 10.076 10.330 1 Sau đại học 250 250 250 370 370 2 Đại học 6.454 6.455 6.460 7.106 7.460 3 Cao đẳng 2.261 2.460 2.500 2.300 2.200 3 Trung cấp 402 405 400 300 300 II Vừa học vừa làm 3.189 2.990 3.100 3.200 3.200 1 Sau đại học 100 100 100 100 100 2 Đại học 2.789 2.790 2.900 3.000 3.000 3 Cao đẳng 300 100 100 100 100

III Đào tạo theo địa chỉ 1.909 1.900 2.500 2.500 2.500

1 Đại học 1.484 1.650 2.200 2.200 2.200

2 Cao đẳng 420 250 300 300 300

IV Liên kết với các trường trung ương (không tính trong tổng quy mô của trường)

262 270 200 200 200

Tổng cộng 14.465 14.460 15.210 15.776 16.030

Nguồn: Phương án tự chủ về nhiệm vụ, bộ máy, biên chế và tài chính giai đoạn 2011 – 2015 của trường ĐHHĐ.

- Cùng với các nhiệm vụ về đào tạo, trường ĐHHĐ cũng đặt ra các nhiệm vụ về NCKH và hợp tác quốc tế. Theo đó, trường đặt ra các chỉ tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2011 – 2015 là hằng năm thực hiện 4 đề tài cấp nhà nước, ít nhất 5 đề tài cấp bộ, 5 đề tài cấp tỉnh; trong giai đoạn 2011 – 2015 thực hiện 3 – 5 đề tài hợp tác cùng nghiên cứu với các trường đại học khu vực; có 1-2 sản phẩm công nghệ được đánh giá ở trình độ công nghệ quốc gia; 150 bài báo được đăng trên các tạp chí trong nước, nước ngoài. Về hợp tác quốc tế, trường đặt ra mục tiêu mở được ít nhất 01 chuyên ngành liên kết đào tạo đại học với nước ngoài tại trường vào năm 2015 và hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu khu vực và thế giới để đào tạo, nâng cao năng lực NCKH của giảng viên.

- Về xây dựng bộ máy tổ chức và biên chế: nhà trường đặt mục tiêu hoàn thiện bộ máy, biên chế phù hợp với sự phát triển của một trường đại học đa ngành,

có chất lượng cao, có đủ năng lực trong đào tạo, NCKH, hoạt động sản xuất kinh

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 81 - 93)