LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tà

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 26 - 28)

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đổi mới toàn diện để phát triển kinh tế - xã hội là một xu thế tất yếu của các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Đổi mới giáo dục – đào tạo là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu mà các quốc gia đều chú trọng thực hiện nhằm thực hiện được các mục tiêu của mình. Ở Việt Nam, trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước luôn tăng cường đầu tư cho phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được điều này, vấn đề đặt ra là phải xây dựng được các trường đại học có chất lượng cao ngang tầm với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển cho thấy, tăng cường quyền tự chủ cho các trường đại học là chìa khóa để xây dựng nền giáo dục đại học phát triển. Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học. Theo đó, các trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về “quy hoạch, kế hoạch phát triển trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự”.

Bên cạnh đó, thực hiện chương trình cải cách tài chính công thuộc chương trình cải cách hành chính tổng thể, Chính phủ đã ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế độ tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu và thực hiện giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và các trường đại học nói riêng. Trong xu thế chung đó, bản thân mỗi trường đại học phải tìm được hướng đi riêng cho mình, tạo ra được thế mạnh riêng và xây dựng được cơ chế quản lý tài chính phù hợp để góp phần thực hiện thành công các sứ mạng của mình trong thời đại mới.

Trường Đại học Hồng Đức được thành lập theo quyết định số 797/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở của trường Cao đẳng Sư phạm, Cao

đẳng Kinh tế - kỹ thuật và Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Là trường đại học công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ giáo dục đào tạo và các Bộ, ngành Trung ương trong phạm vi quyền hạn có liên quan. Nguồn tài chính của Trường chủ yếu từ nguồn Ngân sách địa phương cấp và nguồn thu từ học phí và các hoạt động dịch vụ. Trong thời gian tới, Trường đề ra các mục tiêu về phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên; tăng cường cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng đào tạo; mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao; “xây dựng nhà trường thành trung tâm đào tạo đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đạt trình độ các trường đại học lớn của cả nước; phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Để thực hiện tốt các mục tiêu này, việc tìm ra những biện pháp quản lý tài chính phù hợp là thực sự cần thiết.

Với mục tiêu tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục đại học tại trường Đại học Hồng Đức Thanh Hoá, đã có một số công trình nghiên cứu với các nội dung như: tăng cường nguồn thu cho phát triển giáo dục đại học tại trường Đại học Hồng Đức (Luận văn Thạc sỹ - Đại học KTQD - Lê Thị Hạnh – 2005), các nghiên cứu đề xuất xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Trường đại học Hồng Đức… Những công trình nghiên cứu này đã góp phần làm cho công tác quản lý tài chính của trường ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, là một trường đại học mới thành lập và đi vào hoạt động hơn 10 năm, kinh nghiệm quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng, còn nhiều hạn chế. Do đó, để quản lý tài chính tại trường Đại học Hồng Đức đạt hiệu quả cao, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu của Trường nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung, Trường cần xây dựng được một cơ chế quản lý tài chính phù hợp, bao gồm cả quản lý nguồn thu, quản lý thực hiện nhiệm vụ chi từ khâu lập kế hoạch đến khâu chấp hành và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính trong từng năm ngân sách. Đó cũng là mục tiêu của đề tài luận văn “Hoàn thiện quản lý tài chính tại Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hoá”.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w