Lập kế hoạch tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 40 - 42)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

1.2.2.1 Lập kế hoạch tài chính

Đây là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chi tài chính hằng năm của đơn vị một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Các trường ĐHCL khi lập dự toán thu chi tài chính của đơn vị mình cần căn cứ vào định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ vào nhiệm vụ được giao của đơn vị năm kế hoạch. Việc lập dự toán có thể đươc thực hiện theo một trong hai phương pháp: phương pháp lập dự toán dựa trên cơ sở quá khứ, dựa vào kết quả hoạt động thực tế của năm trước liền kề, có điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến và phương pháp lập dự toán dựa trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch. Đối với các trường ĐHCL, dự toán chi có thể được xác định dựa trên cơ sở phân chia các nhóm mục chi (chi cho con người hay chi thanh toán cho cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản; và các khoản chi khác) và tiến hành tính toán số chi thường xuyên cho từng nhóm mục chi cụ thể.

Ở các trường ĐHCL, công tác quản lý tài chính thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định 43/2006/NĐ-CP, công tác lập dự toán phải thực hiện ở cả năm đầu thời kỳ ổn định phân loại sự nghiệp và 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định.

a. Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp

Đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, kết quả hoạt động sự nghiệp và tình hình thu chi tài chính của năm trước liền kề (có loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên). Đồng thời, xác định loại đơn vị sự nghiệp theo quy định và số kinh phí đề nghị NSNN đảm bảo nhằm bảo đảm hoạt động thường xuyên (nếu là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động). Việc lập dự toán được thực hiện cụ thể như sau:

- Lập dự toán thu, chi thường xuyên:

+ Dự toán thu: Đơn vị căn cứ vào đối tượng thu, mức thu và tỷ lệ được để lại chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập dự toán các khoản thu phí, lệ phí; căn cứ vào kế hoạch hoạt động dịch vụ và mức thu do đơn vị quyết định hoặc theo hợp đồng đơn vị đã ký kết để lập dự toán thu đối với các khoản thu sự nghiệp.

+ Dự toán chi: Các trường ĐHCL thực hiện lập dự toán chi tiết cho từng loại nhiệm vụ theo quy định, như: chi thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao; chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí; chi hoạt động dịch vụ.

- Lập dự toán các khoản chi không thường xuyên: đơn vị lập dự toán của từng nhiệm vụ chi theo quy định

Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo từng nội dung thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xem xét tổng hợp gửi Bộ, ngành chủ quản (đối với các trường ĐHCL trực thuộc Bộ, ngành trung ương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các trường ĐHCL địa phương) theo quy định của pháp luật.

- Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên: Các trường căn cứ vào quy định của nhà nước để lập dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch. Trong đó: kinh phí NSNN đảm bảo hoạt động thường xuyên (đối với các trường tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, các trường do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động) theo mức kinh phí NSNN đảm bảo hoạt động năm trước liền kề, cộng (+) hoặc trừ (-) kinh phí của nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Đối với dự toán chi không thường xuyên: đơn vị lập dự toán của từng nhiệm vụ theo quy định hiện hành.

Dự toán thu, chi của các trường gửi cơ quan quản lý cấp trên để xem xét, tổng hợp gửi Bộ, ngành chủ quản (đối với các trường ĐHCL trực thuộc Bộ, ngành trung ương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các trường ĐHCL địa phương) theo quy định.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w