Nguồn tài chính của các trường đại học công lập a Ngân sách nhà nước cấp

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 34 - 36)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

1.1.4.1 Nguồn tài chính của các trường đại học công lập a Ngân sách nhà nước cấp

a. Ngân sách nhà nước cấp

- Kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN cấp theo quy định của Chính phủ đối với các trường ĐHCL tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động (sau khi cân đối nguồn thu sự nghiệp) và các trường ĐHCL do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động;

- Kinh phí thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao; - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa

lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ theo dự án và kế hoạch hằng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các trường ĐHCL nói riêng, nguồn vốn NSNN cấp đóng vai trò quan trọng. Mặc dù hiện nay các trường ĐHCL đã từng bước chủ động được nguồn kinh phí hoạt động từ các hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của trường, nhưng nguồn tài chính ở phần lớn các trường ĐHCL ở Việt Nam được NSNN cấp trực tiếp

qua ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để dành cho chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Trong đó, các khoản chi được ưu tiên là chi đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học, ký túc xá cho học sinh, sinh viên. Đối với các trường ĐHCL tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên, vốn NSNN cấp chủ yếu để thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện các chương trình, dự án,… Đối với các trường ĐHCL tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, vốn NSNN cấp cho trường bao gồm chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo để đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên của trường và các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi thực hiện các chương trình mục tiêu, các dự án….

b. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

- Phần được để lại từ số thu học phí, lệ phí từ người học

- Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ; - Kinh phí Nhà nước thanh toán cho Nhà trường theo chế độ đặt hàng để

thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước;

- Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: bao gồm các khoản thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

- Các nguồn thu sự nghiệp khác.

Nguồn thu sự nghiệp của các trường ĐHCL Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng do các trường thực hiện mở rộng các hoạt động khoa học công nghệ, hợp tác đào tạo và các hoạt động dịch vụ. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong chính sách học phí, chính sách miễn giảm học phí đối với các đối tượng chính sách được điều chỉnh theo hướng giúp cho các trường ĐHCL tăng nguồn thu sự nghiệp, giảm bớt khó khăn về kinh phí cho các trường. Một số trường đại học trọng điểm như Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Học viện Tài chính, Trường đại học Sư phạm,… luôn tự chủ về nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Ngoài phần thu học phí chính quy, các trường đại

học này còn thực hiện đa dạng hoá nguồn thu bằng cách đa dạng hoá các loại hình đào tạo: tập trung, không tập trung, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa, liên kết đào tạo với các trường đại học trong nước và nước ngoài, mở các lớp đào tạo ngắn hạn.[14]

c. Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật Bao gồm:

- Đầu tư của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục theo quy định của pháp luật;

- Tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài;

- Các nguồn thu hợp pháp khác.

Đối với các trường ĐHCL, nguồn thu khác thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu của trường và phát sinh không thường xuyên.

Các trường ĐHCL được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội theo quy định của Nhà nước.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 34 - 36)