MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.3.1.2 Nhiệm vụ, mục tiêu và phương hướng phát triển của trường ĐHCL Đối với các trường đại học nói chung, trường ĐHCL nói riêng, nhiệm vụ,
Đối với các trường đại học nói chung, trường ĐHCL nói riêng, nhiệm vụ, mục tiêu và phương hướng phát triển của nhà trường trong từng thời kỳ cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý tài chính tại trường. Mục tiêu chiến lược của giáo dục đại học giai đoạn 2009 – 2020 là “nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân lên 450 vào năm 2020. Tỷ lệ sinh viên so với dân số trong độ tuổi từ 18 đến 24 là 40% vào năm 2020”, “đến năm 2020, có khoảng 15.000 sinh viên nước ngoài đăng ký vào học tại các trường đại học Việt Nam”. Bên cạnh đó, mục tiêu về chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học đặt ra là “sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến
thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp”, “đến năm 2020, Việt Nam đứng trong nhóm 50 nước đứng đầu về năng lực cạnh canh về nhân lực”. [3]
Trước mục tiêu chung đó của giáo dục đại học, mỗi trường đại học phải xây dựng nhiệm vụ, mục tiêu và phương hướng phát triển phù hợp và xác định nguồn tài chính đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ đó. Trong từng thời kỳ cụ thể, khi nhiệm vụ, mục tiêu và phương hướng phát triển của các trường thay đổi, cơ chế tài chính nói chung và nguồn tài chính nói riêng của trường cũng thay đổi theo cho phù hợp. Do đó, ảnh hưởng đến các giải pháp quản lý tài chính của trường, đến trật tự ưu tiên các khoản chi của trường trong từng thời kỳ.