Công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 31 - 32)

hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước

Nghiên cứu về quy hoạch phát triển KT-XH có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Về nguyên tắc, trong hoạt động đầu tư công tác quy hoạch cần đi trước một bước làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch đầu tư. Tuy nhiên, tại Việt Nam thời gian qua do công tác quy hoạch chưa kịp thời cùng với chất lượng quy hoạch thấp được đánh giá là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, khơng ít dự án lớn và quan trọng khi ra quyết định về chủ trương đầu tư đã thốt ly quy hoạch nên thiếu chính xác, có nhiều dự án trong quá trình triển khai thực hiện phải dời đi, dời lại, gây tổn thất, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả hoạt động đầu tư, góp phần giảm bớt thất thốt lãng phí trong hoạt động đầu tư thì ngay trong q trình lập kế hoạch đầu tư cần quan tâm thỏa đáng đến công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH.

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của cả nước, của một vùng, hay của một địa phương.

Quy hoạch tổng thể KT-XH của cả nước là luận chứng phát triển KT- XH và tổ chức không gian các hoạt động KT-XH hợp lý theo lãnh thổ để thực hiện mục tiêu chiến lược KT-XH quốc gia. Đó là bước cụ thể hóa của chiến lược phát triển KT-XH quốc gia theo các điều kiện và đặc điểm của từng vùng lãnh thổ, là căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển của vùng, ngành và cơ sở cho hoạt động đầu tư.

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của vùng hoặc địa phương là luận chứng phát triển KT-XH của vùng, tỉnh hoặc thành phố. Nội dung bao gồm sự sắp xếp, phân bổ các ngành kinh tế, xã hội, các điểm dân cư, khu hành chính, thương mại, y tế, giáo dục… trên địa bàn, bao gồm cả các ngành của Trung ương và các ngành của địa phương quản lý, thực chất nó chính là quy hoạch tổng hợp phát triển tất cả các ngành trên địa bàn phù hợp với đặc điểm,

điều kiện tự nhiên, xã hội, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống… của vùng hoặc địa phương. Đây cũng là căn cứ quan trọng trong xác định chủ trương đầu tư và ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động đầu tư.

Ngồi ra, trong q trình sử dụng vốn đầu tư từ NSNN cũng cần quan tâm đến quy hoạch phát triển ngành, liên ngành, quy hoạch phát triển vùng, vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng…

Từ quy hoạch phát triển KT-XH và các quy hoạch khác, phải xây dựng kế hoạch đầu tư 5 năm và hàng năm, thực hiện phân bổ vốn cho các cơng trình theo ngành, lĩnh vực một cách công khai, công bằng theo thứ tự ưu tiên, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, thiếu tập trung, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của cả nước, cũng như của từng ngành, từng địa phương trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w