Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 26 - 30)

đầu tư từ ngân sách nhà nước

Trên quan điểm kinh tế vĩ mơ, đối với tồn bộ nền kinh tế người ta thường xem xét hai loại hiệu quả chủ yếu của việc sử dụng vốn đầu tư là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Đối với vốn đầu tư từ ngân sách từ NSNN, khi xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vốn đầu tư, ngoài hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội người ta cịn xem xét, đánh giá hiệu quả chính trị. Và trên thực tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị nhiều khi được coi là tiêu chuẩn cao nhất của việc đầu tư.

Hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư là tổng thể các yếu tố về lợi ích đo được bằng việc giá trị hóa các yếu tố kinh tế thu được nhờ sử dụng vốn đầu tư [66, tr.390].

Để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư từ NSNN nói riêng, người ta thường dùng hệ thống các chỉ tiêu sau:

- Hệ số tương quan giữa tốc độ tăng vốn đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng GDP đối với toàn bộ nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đối với ngành, lĩnh vực).

Phần đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP do đầu tư càng cao càng chứng tỏ việc đầu tư càng có hiệu quả và ngược lại. Đối với các nền kinh tế

có trình độ phát triển càng cao, phần đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng càng nhỏ, tốc độ tăng vốn đầu tư mới càng nhỏ và tốc độ tăng GDP càng lớn là xu thế tốt. Ngược lại, đối với các nước đang phát triển mức đóng góp của vốn vào tăng trưởng lại thường là cao nhất.

- Hệ số ICOR: ICOR phản ánh hệ số đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị GDP đối với toàn bộ nền kinh tế và một đơn vị gia tăng đối với ngành, lĩnh vực. Về nguyên tắc hệ số ICOR càng nhỏ hiệu quả của đầu tư càng lớn và ngược lại.

Quan hệ giữa hệ số ICOR và phần tăng thêm GDP được diễn tả bằng công thức:

Tốc độ tăng GDP = Vốn đầu tư / ICOR

Theo công thức này nếu ICOR khơng đổi, mức tăng GDP chỉ cịn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Hoặc khi vốn đầu tư không thay đổi nếu chỉ số ICOR càng bé thì phần giá trị gia tăng thêm càng lớn.

- Tỷ lệ vốn đầu tư /GDP tăng thêm: Chỉ tiêu này có ý nghĩa to lớn đối với tăng trưởng kinh tế, nó cho biết để có được 1 đơn vị GDP tăng thêm thì tỷ lệ đầu tư vốn là bao nhiêu.

- Tỷ lệ GDP/vốn đầu tư: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP.

- Năng suất lao động và mức tăng năng suất lao động cùng các chỉ tiêu liên quan: Để biết trình độ phát triển của một quốc gia cũng như so sánh trình độ phát triển của các quốc gia với nhau thì năng suất lao động là thước đo tổng hợp và quan trọng nhất. Ngồi những yếu tố như cơng nghệ, quản trị, lao động lành nghề, chế độ tiền lương… ảnh hưởng đến năng suất lao động thì yếu tố vốn đầu tư có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động xã hội.

- Số lao động được giải quyết việc làm và đầu tư tạo ra mỗi chỗ làm việc cùng các chỉ tiêu liên quan: Đối với một đất nước thiếu vốn nhưng có nguồn lao động dồi dào và số người cần việc làm tăng lên hàng năm rất lớn như nước ta thì một trong những yêu cầu đối với đầu tư là tạo ra nhiều chỗ

làm việc cho người lao động có nhu cầu việc làm và suất đầu tư để có một chỗ làm việc không lớn là vấn đề rất quan trọng.

- Gia tăng xuất khẩu và độ mở của nền kinh tế do đầu tư và các hệ số tương quan: Trong bối cảnh thế giới không ngừng biến động cùng với diễn biến phức tạp của tồn cầu hóa thì mở cửa nền kinh tế, tăng độ mở của nền kinh tế có ý nghĩa to lớn. Đầu tư hướng tới gia tăng xuất khẩu, làm tăng độ mở của nền kinh tế là một vấn đề rất được quan tâm. Độ mở của nền kinh tế càng lớn, xuất khẩu của nền kinh tế càng lớn càng chứng tỏ nền kinh tế đã có sức cạnh tranh tốt, đã có sự hội nhập tốt vào nền kinh tế thế giới.

- Mức độ giảm chi phí đầu vào của sản xuất do đầu tư: Chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh quyết định giá thành sản phẩm và sức cạnh tranh của nền kinh tế, do đó việc giảm chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn của nền kinh tế.

Ngoài ra khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN người ta còn sử dụng các chỉ tiêu như vốn đầu tư từ NSNN so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội để xác định tỷ trọng của vốn đầu tư từ NSNN trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội và đóng góp của vốn đầu tư từ NSNN đối với kết quả đạt được từ các hoạt động đầu tư của nền kinh tế; vốn đầu tư từ NSNN so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để so sánh và đánh giá kết quả thu được từ các hoạt động đầu tư có sử dụng vốn NSNN với vốn đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài…

Hiệu quả xã hội của vốn đầu tư là tổng thể các yếu tố lợi ích về mặt xã hội do thực hiện công việc đầu tư mang lại [66, tr.391].

Những lợi ích có tính hiệu quả đối với xã hội thu được do việc đầu tư có thể được lượng hóa và cũng có thể chỉ được định tính. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội của vốn đầu tư gồm:

- Qui mô và tốc độ giảm thất nghiệp: Thất nghiệp và sự ổn định cho phát triển luôn luôn gắn liền với nhau. Nếu thất nghiệp ít, tốc độ giảm thất nghiệp càng nhanh càng có lợi cho sự phát triển và ngược lại.

- Qui mơ và tốc độ tăng về GDP bình qn đầu người: Qui mơ GDP bình qn đầu người và tốc độ tăng chỉ số này ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của dân cư. Muốn có được GDP/người cao và tốc độ tăng của chỉ số này lớn thì bên cạnh khơng ngừng giảm tăng dân số phải gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả trong thế bền vững.

- Qui mô và tốc độ tăng phúc lợi, giảm đói nghèo: Thể hiện ở việc gia tăng các hoạt động đầu tư phục vụ phúc lợi xã hội và xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

- Mức giảm các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông và tai nạn nghề nghiệp: Đầu tư luôn tác động đến rất nhiều người và nhiều cộng đồng theo cả chiều hướng tích cực và chiều hướng tiêu cực, do vậy khi đầu tư cần cân nhắc đến những tiêu cực mà hoạt động đầu tư có thể gây ra như tắc nghẽn giao thơng, trộm cắp và các tệ nạn xã hội khác…

- Mức độ ô nhiễm môi trường do đầu tư: Phát triển bền vững là yêu cầu đặt ra đối với phát triển KT-XH của đất nước. Đầu tư có tính tới u cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sống cũng như đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường là vấn đề cực kỳ quan trọng và không thể thiếu vắng trong tồn bộ q trình đầu tư.

Hiệu quả chính trị của vốn đầu tư là tổng thể các yếu tố lợi ích về mặt chính trị do thực hiện cơng việc đầu tư mang lại.

Việc đánh giá hiệu quả chính trị của vốn đầu tư là rất khó có thể lượng hóa được. Có thể thơng qua hoạt động đầu tư sẽ tạo niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao vị thế của Chính phủ trong cơng cuộc lãnh đạo đất nước; tạo sự ổn định chính trị, xã hội; thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc, xóa bỏ khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền; thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh…

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w