Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 51 - 64)

12 Tổng vốn đầu tư toàn

2.22.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Vốn đầu tư từ NSNN đã trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế của huyện Bình Liêu.

Năm 2001, tổng sản phẩm quốc nội của huyện Bình Liêu là 121,56 tỷ đồng (theo giá so sánh), trong đó bao gồm 73,22 tỷ đồng từ kinh tế địa phương huyện quản lý và 48,34 tỷ đồng từ thu thuế xuất nhập khẩu ở khu kinh tế cửa khẩu Hồnh Mơ - Đồng Văn. Đến năm 2009 là 208,31 tỷ đồng, trong đó 158,04 tỷ đồng từ kinh tế địa phương và 50,27 tỷ đồng từ thu thuế xuất nhập khẩu, tăng 71,36% so với năm 2001. Và năm 2010, ước tính sẽ đạt 218,3 tỷ đồng, trong đó 176 tỷ đồng từ kinh tế địa phương và 42,3 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu. Nếu chỉ tính riêng kinh tế huyện quản lý, quy mơ GDP cũng tăng liên tục qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001

- 2005 là 9,5%/năm và sang giai đoạn 2006 - 2010 là 11,3%/năm. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, thu nhập bình quân của người dân Bình Liêu cũng được tăng lên. Dự kiến năm 2010 sẽ là 11,19 triệu đồng, (tương đương 589 USD), tăng 6 triệu đồng (tương đương 243 USD) so với năm 2001.

Huyện Bình Liêu đạt được những kết quả quan trọng như trên là nhờ có sự đóng góp rất lớn của nguồn vốn đầu tư từ NSNN. Xuất phát từ tầm quan trọng của hệ thống giao thông đối với sự phát triển KT-XH và củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện nên từ năm 2001 - 2010 đầu tư cho hệ thống giao thơng trên địa bàn huyện Bình Liêu khoảng 279,16 triệu đồng, chiếm 32,21% vốn đầu tư từ NSNN. Các tuyến đường chính như đường Thị trấn Bình Liêu đi Húc Động; đường phía Tây Bình Liêu; đường nội thị Thị trấn Bình Liêu; đường nội thị cửa khẩu Hồnh Mơ, đường trục chính cửa khẩu Hồnh Mơ; đường Hồnh Mơ - Đồng Văn… các cầu Pắc Hoóc, Lục Hồn, Nà Cắp... đã được làm mới, cải tạo, nâng cấp. Hệ thống giao thông liên thôn, liên bản cũng được quan tâm đầu tư… Trong năm 2010, với việc đầu tư xây dựng, nâng cấp quốc lộ 18C (trục đường chính nối huyện Bình Liêu với các huyện, thị khác trong tỉnh) và các tuyến đường liên huyện như Vơ Ngại - Hà Lâu (nối huyện Bình Liêu với huyện Tiên Yên); đường Khe Tiền - Đèo Lang Tư (nối huyện Bình Liêu với huyện Hải Hà); đường Húc Động - Quảng Lâm (nối huyện Bình Liêu với huyện Đầm Hà) đã góp phần cải thiện mạng lưới giao thơng của huyện, giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông, khắc phục tình trạng biệt lập giữa huyện Bình Liêu với các địa phương khác trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giao lưu kinh tế trong tiểu vùng Kinh tế cửa khẩu và cả nước, đồng thời tạo cơ hội thu hút các nguồn lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của huyện Bình Liêu.

Đối với một huyện miền núi, nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong CCKT như Bình Liêu, sử dụng vốn đầu tư từ NSNN để phát triển sản

xuất nông - lâm nghiệp luôn được quan tâm, trú trọng. Từ năm 2001 - 2010, số vốn này khoảng 188,37 tỷ đồng, chiếm 21,74% tổng vốn đầu tư từ NSNN. Nếu như năm 2001, đầu tư cho sản xuất nơng - lâm nghiệp chỉ có 8,12 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã lên tới 29,73 tỷ đồng, gấp trên 3,5 lần.

Huyện Bình Liêu đã đầu tư xây dựng được 68 cơng trình thủy lợi với các cơng trình lớn như kênh ba xã Đồng Tâm - Lục Hồn - Tình Húc; kênh Nà Kẻ, Tình Húc; Đập kênh Kỳ Tau, Lục Hồn; Kênh Thị phố, thị trấn Bình Liêu; Đập kênh Ngàn Chi, xã Vơ Ngại... Huyện chủ trương ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, hồ đập cung cấp nước tưới chủ động cho số diện tích đất nơng nghiệp lớn, tập trung. Đồng thời bố trí vốn đầu tư cho những vùng khó khăn về nước phục vụ sản xuất, đảm bảo 100% các xã đều có cơng trình thủy lợi nhỏ… Đến nay, hệ thống thủy lợi đã đảm bảo nước tưới chủ động cho khoảng 60% (tương đương với 2.586 ha) diện tích đất sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện [14, tr.2].

Bình Liêu cũng bố trí vốn đầu tư từ NSNN để thực hiện các đề án phát triển sản xuất nông nghiệp. Định hướng của huyện là dần đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, theo hướng sản xuất hàng hóa, vì thế nên đã hỗ trợ nhân dân kinh phí mua giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi… để thực hiện các mơ hình phát triển đàn bị thịt, đàn dê, thỏ, lợn nái… với kinh phí khoảng 5,2 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 1-4-2010, trên địa bàn huyện đã có 9.813 con trâu, 3.666 con bò, 13.521 con lợn, 75.964 con gia cầm các loại [14, tr.3]. Trong trồng trọt, huyện chủ động đưa giống mới có năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của nhân dân vào sản xuất thông qua hỗ trợ nhân dân mua giống cây trồng (lúa, ngô, lạc, đậu tương…); kinh phí mua vật tư sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu…), máy móc, cơng cụ sản xuất (cày, bừa sắt…) và triển khai thực hiện các mơ hình như mơ hình rau, mơ hình lạc, mơ hình đậu tương… với khoảng 7,5 tỷ đồng. Do đó đã

góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, nhiều mơ hình đã được nhân rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản lượng lương thực có hạt của huyện năm 2010 ước đạt khoảng 10.431 tấn, tăng 462 tấn so với năm 2001 [61, tr.3], cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho nhân dân trong huyện, an ninh lương thực được đảm bảo.

Biểu 2.3: Vốn đầu tư từ NSNN của huyện Bình Liêu theo ngành, lĩnh vực

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm2001 Năm2005 Năm2006 Năm2009 2010Ước

Tổng số 52,47 66,98 85,47 120,67 160,00

1 Giao thông 20,34 20,22 16,84 45,22 45,00

2 Nông nghiệp, thủy lợi 8,12 10,34 18,69 29,73 36,00

3 Hệ thống điện 6,22 11,58 15,07 12,03 10,25

4 Hệ thống cấp nước 1,49 0,85 1,22 2,05 5,00

5 Giáo dục và đào tạo 4,97 10,38 13,77 13,47 28,00

6 Y tế 1,90 3,05 3,89 3,48 6,50

7 Văn hóa - xã hội 2,64 2,62 3,57 3,22 17,00

8 Quản lý nhà nước 4,54 3,67 8,02 7,48 7,22

9 Lĩnh vực khác 2,25 4,27 4,40 3,99 5,03

Nguồn: [55, tr.17]; [58, tr.9].

Để phát triển ngành lâm nghiệp, trong những năm qua, huyện Bình Liêu đã hỗ trợ cho 2.942 hộ dân 1.756.400 cây giống các loại (tương đương diện tích 1.520 ha) với kinh phí là 1,2 tỷ đồng [62, tr.3]. Ngồi ra, với nguồn kinh phí của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã trồng được 3.733 ha rừng phòng hộ, 5.253 ha rừng sản xuất, chăm sóc 12.398 lượt ha và bảo vệ 22.500 lượt ha [62, tr.3]. Do vậy, đã góp phần phủ xanh diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện Bình Liêu năm 2009 lên 49,4% [14, tr.3] và dự kiến năm 2010 là 53,5% [61, tr.18].

Bình Liêu cịn đầu tư 0,85 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân mua xi măng tu sửa ao, hồ, đập, mua cá giống… tạo điều kiện cho ngành thủy sản của huyện

phát triển. Đến nay, tồn huyện có khoảng 5,7 ha diện tích ni trồng thủy sản với sản lượng đánh bắt hàng năm khoảng 15 tấn.

Do có sự đầu tư từ NSNN, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 ước đạt 99,5 tỷ đồng (theo giá so sánh), tăng 33,4 tỷ đồng (tương đương 50,53%) so với năm 2001 [61, tr.2]. Ngành nơng nghiệp của huyện bước đầu đã có sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, Bình Liêu đã khai thác được thế mạnh về sản xuất nông nghiệp cho phát triển kinh tế.

Để thúc đẩy ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện phát triển, huyện đã đầu tư phát triển nghề truyền thống sản xuất miến dong thông qua hỗ trợ nhân dân trồng dong riềng để tạo vùng nguyên liệu, xây dựng các xưởng chế biến miến dong, kinh phí mua máy sản xuất miến dong… Kết hợp với các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đăng ký thương hiệu sản phẩm miến dong Bình Liêu… Tổng kinh phí để thực hiện chủ trương này ước khoảng 1,3 tỷ đồng. Đến nay miến dong đã thực sự trở thành sản phẩm có uy tín, có thương hiệu, sản lượng miến dong mỗi năm đạt khoảng 125 tấn, mang lại giá trị kinh tế khoảng 5,6 tỷ đồng. Ngồi ra, huyện cịn hỗ trợ nhân dân đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến tinh dầu sở, lương thực, thực phẩm … Do đó, tuy ngành cơng nghiệp của huyện Bình Liêu quy mơ rất nhỏ bé, cũng đã có bước phát triển. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2010 ước đạt 15 tỷ đồng (theo giá so sánh), tăng 9,87 tỷ đồng so với năm 2001 (tương đương 192,4%) [61, tr.3].

Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, do có sự đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng tại Khu kinh tế cửa khẩu Hồnh Mơ - Đồng Văn bao gồm hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thốt nước, hệ thống sân bãi, nhà kiểm hóa, kho chứa hàng, trạm kiểm soát liên ngành… với tổng vốn đầu tư trên 160 tỷ đồng nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh thương mại, dịch vụ khác tại tại khu vực cửa khẩu. Trong 10 năm qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại Khu

kinh tế cửa khẩu Hồnh Mơ - Đồng văn đạt khoảng 243,19 tỷ USD. Ngồi ra huyện cịn sử dụng vốn NSNN để đầu tư xây dựng hệ thống chợ trên địa bàn huyện với kinh phí 13,25 tỷ đồng. Hiện nay, Bình Liêu có 2 chợ loại II là chợ Thị trấn Bình Liêu, chợ cửa khẩu Hồnh Mơ và 4 chợ loại 3 là chợ Lục Hồn, Húc Động, Vô Ngại, Đồng Văn, tạo điều kiện cho việc mua bán các sản phẩm của huyện, giao lưu hàng hóa, phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại, cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Giá trị của ngành thương mại và dịch vụ năm 2010 ước khoảng 95 tỷ đồng, tăng 65,32 tỷ đồng (tương đương 220,1%) so với năm 2001. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 13,5%/năm, sang giai đoạn 2006 - 2010 đã có sự tăng lên đáng kể là 14,8%/năm [61, tr.4].

Vốn đầu tư từ NSNN đã tác động đến chuyển dịch CCKT của huyện Bình Liêu.

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Bình Liêu đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định: Thương mại - dịch vụ phải là ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương do có lợi thế của Khu kinh tế cửa khẩu Hồnh Mơ - Đồng Văn. Trong những năm gần đây, nhờ có sự đầu tư của nguồn vốn NSNN, tỷ trọng của ngành thương mại - dịch vụ trong CCKT của huyện đã tăng lên đáng kể. Nếu năm 2001, tỷ trọng của ngành thương mại - dịch vụ là 31,68%, thì năm 2009 tăng lên là 44,21% và năm 2010 ước tính là 45,82%; tỷ trọng của ngành cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cũng tăng nhẹ từ 4,47% năm 2001 lên 5,21% năm 2009, và năm 2010 ước tính là 5,66%; tương ứng với đó, tỷ trọng của ngành nơng nghiệp có xu hướng giảm xuống, năm 2001 là 63,85%, năm 2009 là 49,62 %, ước thực hiện năm 2010 là 48,52%.

Trong nội bộ ngành sản xuất nơng nghiệp cũng có sự chuyển dịch đúng hướng, chủ trương của huyện đầu tư hỗ trợ nhân dân phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính đã góp phần làm tỷ trọng của ngành chăn nuôi

tăng từ 20,07% năm 2001 lên 25,8% vào năm 2009; tỷ trọng của ngành trồng trọt giảm tương ứng từ 79,93% xuống cịn 74,2%.

Cùng với đó, cơ cấu lao động năm 2010 so với năm 2001 cũng có chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Ngành nông - lâm nghiệp giảm từ 88,7% xuống cịn 80,5%; ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng từ 3,5% lên 5,2%; ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 7,8% lên 14,3% [61, tr.2]

Vốn đầu tư từ NSNN đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu.

Trong nhiều năm qua, đầu tư cho phát triển ngành giáo dục - đào tạo là một nội dung được huyện đặc biệt quan tâm trong kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Nếu năm 2001, số vốn đầu tư cho ngành giáo dục - đào tạo chỉ là 4,97 tỷ đồng, chiếm 9,47% tổng vốn đầu tư từ NSNN, thì đến năm 2009, đã tăng lên 13,47 tỷ đồng, chiếm 11,16% và dự kiến năm 2010 sẽ khoảng 28 tỷ đồng, chiếm 17,5%. Hầu hết tất cả các trường học tại trung tâm các xã, thị trấn đều đã được cao tầng hóa. Bình Liêu đã có 4 trường được cơng nhận đạt chuẩn Quốc gia. Năm 2010, huyện triển khai thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà cơng vụ cho giáo viên tại 29 điểm trường trong toàn huyện với tổng mức đầu tư 46,32 tỷ đồng, khi hồn thành, Bình Liêu cơ bản đủ trường, lớp được xây dựng kiên cố cho các cấp tiểu học và trung học cơ sở, khơng cịn tình trạng học 3 ca, giáo viên được bố trí chỗ ở, tạo điều kiện n tâm cơng tác, gắn bó với trường với lớp. Ngồi ra, NSNN cịn được đầu tư để mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Vì thế đã góp phần nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục và đào tạo của huyện Bình Liêu. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học năm 2000 và trung học cơ sở năm 2005, tỷ lệ trẻ ra học mẫu giáo đạt 88%, bậc tiểu học đạt 99,5%, trung học cơ sở đạt 90% [14, tr.5]

Việc đầu tư cho ngành y tế nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng ln được coi trọng. Từ năm 2001 - 2010, huyện đã phân

bổ 30,14 tỷ đồng, chiếm 3,48 % tổng vốn đầu tư từ NSNN để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp Trung tâm y tế huyện, phòng khám Đa khoa khu vực Hồnh Mơ, trạm y tế các xã, thị trấn đồng thời mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh. Dự kiến đến hết năm 2010, huyện sẽ có 8/8 trạm xá xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia, đủ điểu kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân theo qui định của Bộ Y tế. Nhờ đó, đã góp phần nâng tuổi thọ trung bình của người dân Bình Liêu từ 64 tuổi năm 2001 lên 69 tuổi vào năm 2009; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 30,05% xuống còn 20,73% [61, tr.6].

Số kinh phí khoảng 97,09 tỷ đồng, chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư từ NSNN đã được đầu tư để xây dựng mạng lưới cấp điện và phân phối điện trong hệ thống điện lưới quốc gia cho khu vực Thị trấn Bình Liêu, khu vực cửa khẩu Hồnh Mơ, các xã, thôn, bản trên địa bàn huyện. Đến nay, 78/104 khu phố, thôn, bản với 84% số hộ dân trên địa bàn huyện đã được sử dụng điện lưới. Trong năm 2010, với việc đầu tư xây dựng các trạm hạ áp tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa sẽ nâng tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới lên khoảng 90% [14, tr.3].

Bình Liêu cũng đã đầu tư 18,47 tỷ đồng, chiếm 2,13% tổng vốn đầu tư từ NSNN cho hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện, bao gồm: Nhà máy nước Thị trấn với công suất 2.000m3/ngày đêm, nhà máy nước Hồnh Mơ với cơng suất 6.000m3/ngày đêm cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư khu vực Thị trấn Bình Liêu và cửa khẩu Hồnh Mơ. Ngồi ra còn hệ thống nước sinh hoạt đầu tư bằng nguồn vốn Chương trình 134 với 87 cơng trình nước sinh hoạt tập trung gồm hệ thống nước tự chảy Cầu Sắt (xã Vô Ngại); 86 bể chứa nước và 37 cơng trình nước sinh hoạt phân tán. Các cơng trình nước sạch này nằm rải rác tại các thôn, bản ở tất cả các xã trên địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay, 90% số dân sống ở khu vực thành thị được

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w