Cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 32 - 33)

sách nhà nước

Để quản lý vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư từ NSNN, Nhà nước cần xây dựng và ban hành một hệ thống các cơ chế, chính sách để đảm bảo hiệu quả của đầu tư.

Chính sách đầu tư của Nhà nước là một hệ thống đồng bộ các chính sách như chính sách tài chính - tiền tệ; chính sách về lao động, đất đai; chính sách khuyến khích đầu tư theo ngành, theo vùng; chính sách phát triển KHCN; chính sách phát triển nguồn nhân lực… Thực tiễn cho thấy chính sách đầu tư đúng có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Cơ chế quản lý vốn đầu tư bao gồm các yêu cầu của Nhà nước trong việc quản lý vốn đầu tư như: việc đầu tư phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH trong từng thời kỳ; đầu tư vốn NSNN phải đúng mục tiêu, bảo đảm có phương thức quản lý phù hợp đối với từng nguồn vốn, từng loại dự án đầu tư; phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của các cơ

quan, tổ chức cá nhân trong từng khâu của quá trình đầu tư, thực hiện phân công, phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư.

Để hướng dẫn, quản lý các dự án đầu tư, Nhà nước phải xây dựng và ban hành qui chế quản lý đầu tư và xây dựng cho cả 3 giai đoạn của quá trình đầu tư, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư với nội dung chủ yếu bao gồm:

- Những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư, nhất là các tiêu chuẩn thiết kế, định mức dự toán phù hợp;

- Thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn được phương án khả thi để phê duyệt. đây là khâu quyết định qui mô, tổng mức vốn đầu tư dự án;

- Xây dựng cơ chế đấu thầu cơng khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh… góp phần tích cực trong việc chống thất thốt, lãng phí vốn đầu tư;

- Quản lý các nguồn vốn đầu tư, xây dựng qui trình kiểm sốt thanh tốn, quyết tốn vốn đầu tư;

- Qui định các thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, hợp đồng xây dựng…;

- Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng từ hồ sơ khảo sát thiết kế, đến các sản phẩm xây dựng hoàn thành sau đầu tư, bàn giao cho đơn vị sử dụng;

- Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, xác định giá trị tài sản sau đầu tư, bàn giao cho đơn vị sử dụng.

Ngoài ra, để bảo đảm hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN, phải làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Công tác này phải được tiến hành ở tất cả các bước, các giai đoạn của quá trình đầu tư. Sở dĩ như vậy vì mục đích chính của hoạt động này là nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục, sửa chữa và ngăn ngừa, để không xẩy ra hậu quả hoặc nếu có thì hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra.

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w