Cơ chế, chính sách đầu tư cho vùng miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có điều kiện kinh tế xã hội đặc

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 91 - 93)

12 Tổng vốn đầu tư toàn

3.3.2.2. Cơ chế, chính sách đầu tư cho vùng miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có điều kiện kinh tế xã hội đặc

vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Đối với các địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, nhất là các vùng miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc rất cần có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước. Có thể khẳng định rằng trong thời gian qua, các Chương trình 120, Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng…. đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, như chúng tơi đã phân tích, đánh giá, trong các cơ chế, chính sách cũng cịn có những tồn tại, bất cập cần có sự điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện cho phù hợp.

Năm 2010 là năm cuối thực hiện một số chương trình như Chương trình 120, Chương trình 135 giai đoạn II, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng… Do vậy, cần có sự tổng kết đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm để tổ chức thực hiện tốt các chương trình tiếp theo.

Trong thời gian tới các chương trình đầu tư của Đảng và Nhà nước cần khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp và đầu tư dàn trải trước đây. Chính phủ,

các bộ ngành trung ương cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở đánh giá kết quả của các chương trình đã thực hiện, tình hình thực tiễn và nhu cầu của các địa phương để xây dựng và ban hành các chương trình đầu tư phát triển KT-XH cho phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội các vùng miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước, để các chương trình này thực sự có hiệu quả cả về kinh tế, chính trị và xã hội.

Theo chúng tôi, nội dung đầu tư chủ yếu nên tập trung vào:

- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thơng, thủy lợi, điện, trường học, trạm xá… vì đây chính là điều kiện tiền đề cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ KT-XH.

- Hỗ trợ nhân dân nâng cao năng lực, trình độ sản xuất để tạo sự chuyển biến nhanh trong sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở để nâng cao trình độ, đủ điều kiện để làm chủ đầu tư cũng như quản lý và tổ chức thực hiện tốt các chương trình.

- Bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Đặc điểm chung của các vùng đồng bào dân tộc và miền núi là có xuất phát điểm rất thấp, do vậy cần sự đầu tư thỏa đáng. Vốn NSNN phải phát huy vai trò định hướng đầu tư, vai trò “vốn mồi” để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác, Nhà nước nên tiếp tục có những chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý để bổ sung thêm nguồn lực vốn cho các địa phương này.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần ban hành những quy định, hướng dẫn cụ thể về định mức đầu tư, đối tượng thụ hưởng, cơ chế quản lý, biện pháp tổ chức hiện các chương trình. Trong đó, cần quan tâm đến việc phát huy vai trị của cấp ủy, chính quyền cơ sở, của người dân và của cả cộng đồng, đặc biệt là

với các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cần thực hiện theo phương châm “nhân dân tự làm, nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ”, gạt bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước của người dân. Đồng thời, ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w