Kinh nghiệm của huyện Đà Bắc, Tỉnh Hịa Bình

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 39 - 41)

Đà Bắc là một huyện ở vùng núi cao của tỉnh Hịa Bình, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Kỳ Sơn và Tân Lạc, phía Đơng giáp thị xã Hịa Bình, phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Huyện có diện tích hơn 820 km2, dân số 53.278 người với nhiều dân tộc cùng chung sống như Mường, Thái, Tày... Đà Bắc là huyện nghèo nhất của tỉnh Hịa Bình. Trong những năm gần đây, nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Chương trình 135 đã góp phần làm thay đổi bộ mặt KT-XH của huyện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Huyện Đà Bắc có tất cả 21 xã, trong đó có 16 xã được thụ hưởng Chương trình 135, tổng số vốn đầu tư của chương trình từ 2001 - 2010 của Đà Bắc khoảng trên 160 tỷ đồng [63, tr.3] [68, tr.33]. Đối với hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, hầu hết các xã đã lựa chọn, áp dụng và mở rộng mơ hình nhằm phát huy những lợi thế cả về trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, nuôi trồng thủy sản trên lịng sơng, hồ… Trong quá trình thực hiện đã thu hút được sự tham gia tích cực của nhiều người dân. Do đó, năng suất, sản lượng lương thực của Đà Bắc được nâng lên, năm 2009, sản lượng lương thực bình qn đầu người là 448kg [63, tr.6], khơng những thế cịn tạo điều kiện nâng cao năng lực, trình độ sản xuất của nhân dân, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển.

Nhờ có sự đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng tại các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn với số vốn chiếm trên 70% vốn Chương trình 135 nên hệ thống giao thơng liên thơn, bản đã được cải thiện rõ rệt; các cơng trình thủy lợi đã cung cấp nước tưới chủ động cho hàng nghìn ha lúa, hoa màu; các chợ vùng cao đã tạo điều kiện phát triển các hoạt động buôn bán các mặt hàng nông sản của địa phương; hầu hết trẻ em ở độ tuổi đi học trong các thơn bản khó khăn thuộc vùng sâu, vùng xa đều được đến lớp, đến trường; các trạm xá xã được xây dựng, nâng cấp và tăng cường thêm trang thiết bị đã giúp cho việc phòng ngừa tại chỗ, chữa bệnh tại tuyến cơ sở được thực hiện, phát huy cao hiệu quả của các hoạt động y tế thôn, bản…

Hợp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, cộng đồng dân cư được triển khai thực hiện ở Đà Bắc từ năm 2006 với mục đích giúp cho đội ngũ cán bộ xã, thôn, bản và người dân nắm, hiểu rõ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong thực hiện xóa đói giảm nghèo và chương trình phát triển KT-XH ở các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn; cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý tài chính ngân sách và dự án cấp xã, về phát triển sản xuất và chuyển dịch CCKT… Qua đó, đã nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở và cộng đồng dân cư, tham gia thực hiện tốt Chương trình 135 cũng như các chương trình phát triển KT-XH khác.

Ngồi ra, Chương trình 135 cịn hỗ trợ các đối tượng học sinh con hộ nghèo đi học trong với định mức 70.000 đồng/học sinh/tháng đối với học sinh mầm non và 140.000 đồng/học sinh/tháng đối với học sinh phổ thông; tổ chức các hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật; hỗ trợ các hoạt động văn hóa thơng tin…

Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình 135, Đà Bắc đã tăng cường phân cấp cho Ủy ban nhân dân các xã làm chủ đầu tư và phát huy vai trị tham gia của người dân. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm, tạo sự chủ động cho cấp cơ sở và huy động được sự

đóng góp cao nhất của cả cộng đồng. Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, mọi kế hoạch đầu tư do cấp xã quản lý đều được thực hiện trên nguyên tắc: đảm bảo dân chủ công khai, đúng đối tượng, đúng định mức hỗ trợ, tôn trọng sự tham gia của những người hưởng lợi, từ những đề xuất của người dân thông qua các cuộc họp bàn ở thôn, bản dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của hướng dẫn viên cộng đồng, Ban quản lý dự án huyện và Ban phát triển xã. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được thực hiện theo ngun tắc “xã có cơng trình, dân có việc làm”. Đội ngũ cán bộ cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về lập dự toán, thiết kế, quản lý, giám sát cơng trình... Người dân được tham gia vào việc lựa chọn địa điểm đầu tư, lĩnh vực đầu tư trên địa bàn, tham gia trực tiếp vào quá trình thi cơng các cơng trình, quản lý sử dụng và duy tu bảo dưỡng cơng trình sau đầu tư… Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với các phịng ban chun mơn của Huyện tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục trong thẩm định dự tốn và quyết tốn vốn đầu tư. Ngồi ra, vai trò của Ban giám sát các xã cũng đặc biệt được coi trọng, các thành viên được trang bị những kiến thức cơ bản, những điều kiện cần thiết để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát chương trình. Nhờ có cách làm đúng nên Đà Bắc đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận trong thực hiện Chương trình 135, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w