Nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào các dân tộc trong huyện

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 104 - 110)

12 Tổng vốn đầu tư toàn

3.3.7. Nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào các dân tộc trong huyện

dân tộc trong huyện

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX và thứ X của Đảng ta đều nhấn mạnh yếu tố con người, với tư cách vừa là động lực, vừa là mục đích của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều xuất phát từ mục đích con người, phát huy nhân tố quan trọng là con người. Nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc vùng miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để phát triển KT-XH và nằm trong Chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta.

Đối với một huyện miền núi, biên giới, có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 95% như huyện Bình Liêu, việc nâng cao trình độ dân trí cịn giúp

cho người dân có khả năng tiếp nhận, khai thác và phát huy tốt hơn hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN ở địa phương, nhất là đối với các chương trình hỗ trợ nhân dân xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống của Đảng và Nhà nước ta. Vì thế nên cơng tác này phải đặc biệt được coi trọng và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trên tất cả các mặt, từ việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo đến nâng cao khả năng tiếp nhận thông tin, mức độ hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trong huyện.

Trước hết Huyện Bình Liêu cần tập trung nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục và đào tạo một cách tồn diện, quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng mạng lưới hệ thống trường, lớp, mua sắm trang thiết bị; đồng thời đổi mới phương pháp, nội dung dạy và học theo hướng hiện đại hoá, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập; có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và giảng dạy trong ngành giáo dục đảm bảo về số lượng, chất lượng, tâm huyết với nghề; huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, phấn đấu duy trì và giữ vững phổ cập trung học cơ sở ở 100% các xã trên địa bàn huyện, tiến tới phổ cập trung học phổ thơng vào năm 2015. Bên cạnh đó phải có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho con em theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng và các trường dạy nghề phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của mình. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện cũng như Trung tâm học tập cộng đồng các xã.

Để đáp ứng yêu cầu nâng cao khả năng tiếp nhận thông tin, sự hiểu biết về đời sống xã hội cho đồng bào các dân tộc, trong thời gian tới huyện Bình Liêu cần tiếp tục đầu tư cho hạ tầng thông tin liên lạc bao gồm mở rộng hệ thống phục vụ điện thoại công nghệ truyền thống và cơng nghệ cao, intenet; mở rộng diện tích phủ sóng phát thanh, truyền hình, sớm đưa dịch vụ thơng

tin vệ tinh phục vụ tồn huyện, khắc phục tình trạng lõm sóng phát thanh, truyền hình, điện thoại; duy trì hoạt động của các cụm truyền thanh xã, cụm truyền thanh thôn, bản, các điểm Bưu điện văn hóa xã; đồng thời quan tâm nâng thời lượng phát sóng cũng như chất lượng của các chương trình phát thanh, truyền hình địa phương để đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân được tốt hơn.

Không những thế, huyện còn cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến, quán triệt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới tận người dân, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ phát triển KT-XH các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức thực hiện công tác này cho phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế địa phương.

Tiếp tục phát triển sự nghiệp văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng ta. Quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp các nhà văn hóa xã, nhà sinh hoạt cộng đồng ở các thơn, bản, xây dựng các thiết chế văn hố ở cấp huyện và cấp cơ sở một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giao lưu văn hóa, văn nghệ… của nhân dân. Coi trọng việc khơi phục, duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, đặc biệt lưu ý tới các di sản văn hố phi vật thể như: ngơn ngữ, tín ngưỡng, lễ hội, văn nghệ dân gian, nghề thủ công…của các đồng bào Tày, Dao, Sán chỉ… Cùng với việc tạo điều kiện để đồng bào tiếp cận, tiếp thu, hưởng thụ các giá trị văn hoá mới, cần quyết tâm hơn nữa trong việc đấu tranh để từ bỏ các tập tục lạc hậu, tâm lý tự ti, kỳ thị dân tộc, khắc phục tình trạng bảo thủ, trì trệ, trơng chờ, ỷ lại trong đồng bào. Củng cố và phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng các dân tộc cùng chung sống trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh việc

thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Để đạt được các mục tiêu trên huyện Bình Liêu cần phát huy vai trị của hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và Đảng viên; tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể quần chúng hoạt động, để họ thực sự là cầu nối giữa Đảng với nhân dân; xây dựng chính quyền cấp cơ sở trong sạch, vững mạnh; quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ xã, thơn, bản, coi trọng vai trị của các già làng, trưởng bản, đặc biệt coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, thử thách, rèn luyện các nhân tố mới tích cực trong thanh niên, tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho đối tượng này, để họ thực sự trở thành lực lượng xung kích, đi đầu trong các hoạt động xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, mặc dù tỷ trọng của vốn đầu tư từ NSNN có xu hướng giảm đi trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội, nhưng đó vẫn là một nguồn vốn hết sức quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước cũng như từng địa phương. Đối với các huyện miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa như huyện Bình Liêu, vốn đầu tư từ NSNN càng giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình sử dụng vốn đầu tư từ NSNN nhằm góp phần phát triển KT-XH của huyện Bình Liêu cũng cịn bộc lộ những hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, tơi đã chọn: “Sử dụng vốn đầu tư từ NSNN nhằm góp phần phát triển KT-XH của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế phát

triển.

Nội dung Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tư từ NSNN; phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư từ NSNN của huyện Bình Liêu trong thời gian qua, những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và chỉ rõ những nguyên nhân. Từ đó, Luận văn đã đề xuất 7 nhóm giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN nhằm góp phần phát triển KT-XH của huyện Bình Liêu đến năm 2015.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn NSNN;

- Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách về quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN;

- Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng sau đầu tư;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị; trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN;

- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá các hoạt động đầu tư; công tác thanh tra, kiểm tra quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN;

- Nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào các dân tộc trong huyện.

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên luận văn có nội dung phân tích chưa sâu, một số vấn đề nêu ra chưa được giải quyết đầy đủ và sâu sắc. Kính mong các Nhà khoa học tham gia chỉ dẫn, góp ý để tơi tiếp tục hồn thiện Luận văn, nhằm đóng góp thiết thực hơn cho địa phương.

Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám đốc, Vụ quản lý đào tạo và các thầy, cơ giáo của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, đặc biệt là PGS.TS Võ Văn Đức đã tạo điều kiện giúp đỡ để tơi hồn thành nhiệm vụ khóa học này./.

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w