Tình hình huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của huyện Bình Liêu giai đoạn 2001

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 48 - 51)

12 Tổng vốn đầu tư toàn

2.2.1. Tình hình huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của huyện Bình Liêu giai đoạn 2001

huyện Bình Liêu giai đoạn 2001 - 2010

Bình Liêu là huyện có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006

của Chính phủ, tuy nhiên trong thời gian qua, khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của huyện rất thấp, vốn đầu tư từ NSNN là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện (khoảng 71,23%), đồng thời cũng là nguồn vốn quan trọng nhất, trực tiếp tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương.

Biểu 2.2: Huy động vốn đầu tư từ NSNN của huyện Bình Liêu

giai đoạn 2001-2010

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm2001 Năm2005 Năm2006 Năm2009 2010Ước

Tổng số 52,47 66,98 85,47 120,67 160,00 1 Ngân sách tập trung 22,44 28,36 25,57 65,18 40,52 2 Vốn hạ tầng cửa khẩu 16,67 17,61 18,58 15,03 20,45 3 Vốn Chương trình 120 4,22 4,04 7,27 7,50 4 Vốn Chương trình 134 1,85 1,20 2,05 2,50 5 Vốn Chương trình 135 3,65 3,04 2,88 9,37 10,64 6 Dự án 5 triệu ha rừng 4,52 3,37 3,04 4,37 4,82 7 Ngân sách huyện 0,79 0,50 2,42 1,63 1,67 8 Nguồn khác 4,40 8,03 27,47 73,45 71,90 Nguồn: [55, tr.17]; [58, tr.9].

Tổng vốn đầu tư từ NSNN trong giai đoạn 2001 - 2010 của huyện Bình Liêu ước khoảng 867 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 13,2%/năm.

Nguồn vốn ngân sách tập trung chiếm tỷ trọng cao nhất, khoàng 305,6

tỷ đồng, tương đương với 35,27%. Nguồn vốn này được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ trong kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm của huyện, chủ yếu để xây dựng các cơng trình thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương và để thực hiện các chương trình đầu tư theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh như Chương trình kiên cố hóa kênh mương, Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng các xã thuộc vùng khó khăn, Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng trường chuẩn quốc gia, Đề án phát triển giáo dục mầm non, Đề án chuẩn y tế xã…

Nguồn vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu gồm:

- Nguồn vốn hạ tầng cửa khẩu (theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19-4-2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới) khoảng 158,37 tỷ đồng, chiếm 18,28% để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng tại Khu kinh tế cửa khẩu Hồnh Mơ - Đồng Văn;

- Nguồn vốn Chương trình 120 (theo Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11-6-2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển KT-XH tuyến biên giới Việt - Trung) 40,26 tỷ đồng, chiếm 4,65%, được đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng thiết yếu tại các xã biên giới, xây dựng các cơng trình bảo vệ biên giới, hỗ trợ nhân dân vùng giáp biên ổn định cuộc sống;

- Nguồn vốn Chương trình 134 (theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn) 10,11 tỷ đồng, bằng 1,17% được đầu tư xây dựng hệ thống nước sinh hoạt nhân dân ở các xã, thơn bản đặc biệt khó khăn;

- Nguồn vốn Chương trình 135 (theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31-8-1998; Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10-1-2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa) 52,93 tỷ đồng, bằng 6,11%, bao gồm vốn để thực hiện 4 hợp phần: Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; Hỗ trợ phát triển sản xuất; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, cộng đồng dân cư; Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện đời sống nhân dân và trợ giúp các hoạt động pháp lý;

- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29-7-1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng) 42,76 tỷ đồng, bằng 4,93%, được sử dụng để trồng và bảo vệ số rừng hiện có trên địa bàn huyện.

Nguồn vốn ngân sách huyện dành cho chi đầu tư phát triển rất thấp, từ

năm 2001 - 2010 chỉ khoảng 13,07 tỷ đồng, bằng 1,51 % tổng vốn đầu tư từ NSNN và 2,24% tổng chi ngân sách huyện, chủ yếu được chi san gạt mặt bằng, hệ thống cấp, thốt nước phục vụ cơng tác cấp quyền sử dụng đất; phần vốn đối ứng các cơng trình theo qui định của tỉnh; một số cơng trình thuộc nhiệm vụ chi ngân sách huyện…

Nguồn vốn khác: khoảng 243,48 tỷ đồng, chiếm 28,1% còn lại của các

nguồn vốn khác như nguồn thực hiện trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách; nguồn vốn hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; nguồn vốn hỗ trợ các địa phương phát triển bền vững và các nguồn vốn khác bổ sung hàng năm để thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương. Ngồi ra là nguồn vốn để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia khác như chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm; về dân số và kế hoạch hóa gia đình; về vệ sinh an tồn thực phẩm; về văn hóa; về phịng chống ma túy…

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w