12 Tổng vốn đầu tư toàn
3.3.6. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá các hoạt động đầu tư; công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ
tư; công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Quốc hội khóa XI về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006 - 2010 đã chỉ rõ: “Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư khơng hiệu quả, khơng đúng quy hoạch và tình trạng thất thốt, lãng phí, tham nhũng trong đầu tư bằng vốn nhà nước” [50, tr.76].
Trong thời gian tới, huyện Bình Liêu cần đẩy mạnh cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư theo Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19-5-2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm đảm bảo các hoạt động đầu tư nói chung, từng dự án nói riêng đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, chính trị cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển KT-XH và tiến hành theo đúng khn khổ pháp luật, chính sách của Nhà nước; giúp cơ quan quản lý đầu tư nắm sát và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư và những tồn tại, khó khăn trong q trình đầu tư để có biện pháp điều chỉnh thích hợp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực gây thất thốt, lãng phí vốn trong q trình thực hiện đầu tư; đồng thời giúp các cơ quan hoạch định chính sách có tư liệu thực tế để nghiên cứu về cơ cấu đầu tư và chính sách thúc đẩy đầu tư cho từng thời kỳ. Muốn vậy cần tập trung thực hiện những nội dung sau:
Thứ nhất, cần quan tâm hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát từ việc lập
kế hoạch, chương trình, dự án đến khi ra quyết định đầu tư. Mặc dù các dự án đầu tư đã được xác định trong kế hoạch đầu tư, song khi quyết định đầu tư xây dựng từng cơng trình cần kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả KT-XH của từng
dự án trước mắt và lâu dài, trên cơ sở đó kiểm tra lại các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, nhu cầu vốn đầu tư và khả năng đáp ứng về vốn để đưa cơng trình vào sử dụng đúng tiến độ. Điều này sẽ giúp cho các cấp có thẩm quyền có đầy đủ thơng tin chính xác để từ đó có quyết định đúng đắn, phù hợp, hạn chế được tình trạng đầu tư tràn lan, dàn trải. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền quyết định phân bổ vốn đầu tư hoặc tham mưu phân bổ vốn đầu tư cần hết sức lưu ý xem xét, đối chiếu với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH từng thời kỳ, của từng địa bàn để quyết định cho đúng.
Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra đối với việc phê duyệt quy mô
và mức đầu tư ở từng chương trình, dự án, cơng trình. Phải chú ý ngay từ khâu khảo sát, thiết kế, dự toán các hạng mục đầu tư, từ đó làm cơ sở cho việc xác định tổng kinh phí của chương trình, dự án…
Thứ ba, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện như tiến độ, khối
lượng, chất lượng các chương trình, dự án, hạng mục đầu tư. Các cấp, các ngành, chủ đầu tư phải quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư, hạn chế đến mức thấp nhất, tiến tới loại trừ tình trạng xác nhận, quyết tốn khống, quyết tốn tăng khối lượng, tình trạng chất lượng cơng trình khơng đạt yêu cầu…
Thứ tư, kiểm tra cơng tác thanh tốn, quyết tốn các nguồn vốn đầu tư
từ NSNN. Trên thực tế, qua kiểm tra tại các cơ quan Tài chính, Kho bạc, Thanh tra hàng năm cho thấy số tiền đề nghị quyết tốn khơng được chấp nhận khá lớn (hàng chục triệu đồng). Nguyên nhân là do các đơn vị quản lý dự án lập các báo cáo quyết tốn vốn cịn thiếu chính xác, khơng đúng với các quy định hiện hành của Nhà nước. Chính vì vậy cần tăng cường hơn nữa cơng tác kiểm tra lập dự tốn, và đặc biệt là thanh quyết tốn các khoản chi phí đầu tư. Thực hiện tốt công tác này không những giảm thiểu được sự thất thốt, lãng phí vốn NSNN mà cịn tạo điều kiện cho việc giải ngân vốn các chương trình, dự án một cách kịp thời, đúng tiến độ, tức là góp phần quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước.
Thứ năm, kiểm tra tính hiệu quả sau đầu tư. Đây cũng là một giải pháp
rất cần thiết vì nó đem lại những thơng tin bổ ích, cần thiết cho cơng tác quản lý nhà nước trong đầu tư phát triển, làm tốt yêu cầu này sẽ đem lại những bài học kinh nghiệm quý giá nhằm xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư cho các kỳ tiếp theo có chất lượng hơn.
Để công tác kiểm tra, giám sát việc phân phối sử dụng vốn đầu tư từ NSNN được tiến hành có chất lượng, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, huyện Bình Liêu cũng cần lưu ý sử dụng một số hình thức và biện pháp hỗ trợ sau:
- Thường xuyên có kế hoạch cụ thể về thanh tra, kiểm tra các dự án, cơng trình được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, tập trung vào những khâu yếu kém và có nhiều dự luận, phản ánh của giám sát cộng đồng. Coi trọng hoạt động tự kiểm tra, giám sát nội bộ, hoạt động này phải được tổ chức thường xuyên, thực chất, phương châm là phát hiện kịp thời và xử lý tại chỗ để uốn nắn, khắc phục ngay các lệch lạc, bất hợp lý, hình thức này có thể tổ chức dưới dạng kiểm tra, giám sát đột xuất hoặc định kỳ. Ngoài ra, còn cần quan tâm xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám sát từ bên ngoài, tạo điều kiện cho các cơ quan như: Thanh tra, Kiểm tốn, Tài chính, Kho bạc, các tổ chức Thanh tra chuyên ngành… thực hiện nhiệm vụ.
- Tăng cường sự giám sát trực tiếp của nhân dân, thu hút sự tham gia của nhân dân vào công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước trên địa bàn. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ. Cơ quan ra quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát… các dự án sử dụng vốn đầu tư từ NSNN có nghĩa vụ trả lời, cung cấp thơng tin phục vụ việc giám sát của nhân dân thông qua Ban giám sát các xã, thị trấn.
- Xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm đã xảy ra trong quá trình quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN. Thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của
thanh tra, kiểm toán Nhà nước và các cơ quan chức năng khác. Công khai kết quả giải quyết, xử lý những vi phạm đã được phát hiện, bảo đảm sự công bằng, khách quan mang tính giáo dục và răn đe chung. Làm rõ những sai phạm, quy trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, triệt để và kiên quyết thay thế những cán bộ, công chức thiếu năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây thất thốt, lãng phí, dẫn đến hậu quả chất lượng cơng trình kém, hồn thành chậm tiến độ…
- Định kỳ tiến hành các hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN, nhất là đối với các chương trình hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa của Đảng và Nhà nước ta để đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém để rút ra những bài học kinh nghiệm, những kiến nghị lên cơ quan cấp trên về những khó khăn, vướng mắc trong q trình tổ chức thực hiện, cũng như đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đồng thời phải khen thưởng, động viên kịp thời, chính xác những tập thể, cá nhân đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ trong cơng tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN.