Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 64 - 80)

12 Tổng vốn đầu tư toàn

2.2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Trong quá trình sử dụng vốn đầu tư từ NSNN nhằm góp phần phát triển KT-XH của huyện Bình Liêu cũng cịn có tồn tại, hạn chế.

Trước hết, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cịn chưa cao.

Huyện Bình Liêu đã huy động được nguồn vốn đầu tư từ NSNN tương đối lớn cho nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, nhưng huy động vốn là quan trọng nhưng phân bổ và sử dụng vốn đầu tư như thế nào cho hiệu quả mới là vấn đề quan trọng nhất.

Biểu 2.4: Một số chỉ tiêu sử dụng vốn

Năm (tỷ đồng) GDP (%) (tỷ đồng)đầu tư GDP (%)đầu tư/ ICOR(lần) 2001 133,35 10,08 74,99 56,23 5,58 2002 145,35 9,07 71,75 49,36 5,44 2003 158,65 9,22 80,08 50,47 5,48 2004 173,02 9,13 87,26 50,43 5,53 2005 189,36 9,51 99,40 52,49 5,52 2006 208,58 10,28 118,10 56,62 5,51 2007 231,28 10,99 118,91 51,41 4,68 2008 253,85 9,91 180,24 71,00 7,17 2009 282,24 11,28 171,80 60,87 5,40 Ước 2010 318,18 12,79 215,00 67,57 5,28 2001 - 2005 799,75 9,50 413,48 51,70 5,44 2006 - 2010 1.294,14 11,30 804,05 62,13 5,50

Như đã phân tích ở trên, trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư của huyện Bình Liêu tăng lên, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương cũng tăng cao. Trong giai đoạn 2001- 2005, để GDP tăng 1% thì tỷ lệ vốn đầu tư/GDP là 5,44 lần, cao hơn mức bình quân của cả nước là 5,21. Sang giai đoạn 2006 - 2010, hệ số ICOR của huyện Bình Liêu có xu hướng tăng lên, bình qn ước khoảng 5,5 lần, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã giảm đi.

Biểu 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN của huyện Bình Liêu

Năm GDP (tỷ đồng) GDP tăng thêm (tỷ đồng) Vốn đầu tư từ NSNN (tỷ đồng) GDP/Vốn đầu tư từ NSNN (lần) Vốn đầu tư từ NSNN/ GDP tăng thêm (lần) 2001 133,35 12,00 52,47 2,54 4,37 2002 145,35 12,00 50,15 2,90 4,18 2003 158,65 13,30 55,46 2,86 4,17 2004 173,02 14,37 59,22 2,92 4,12 2005 189,36 16,34 66,98 2,83 4,10 2006 208,58 19,22 85,47 2,44 4,45 2007 231,28 22,70 80,69 2,87 3,55 2008 253,85 22,57 135,47 1,87 6,00 2009 282,24 28,39 120,67 2,34 4,25 Ước 2010 318,18 35,94 160,00 1,99 4,45 2001 - 2005 799,75 68,01 284,28 2,81 4,18 2006 - 2010 1.294,14 128,82 582,30 2,22 4,52

Đối với vốn đầu tư từ NSNN, từ năm 2001 - 2005 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được 2,81 đồng GDP, nhưng sang giai đoạn 2006 - 2010 1 đồng vốn đầu tư chỉ tạo ra được 2,22 đồng GDP. Nếu đánh giá theo chỉ tiêu vốn đầu tư từ NSNN/GDP tăng thêm, từ năm 2001 - 2005, để có được một đồng GDP tăng thêm cần 4,18 đồng vốn đầu tư từ NSNN, đến thời kỳ 2006 - 2010 cần đến 4,52 đồng.

Một số chương trình đầu tư bằng nguồn vốn NSNN chưa đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể như Chương trình 120: Phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo cơ bản về cơ sở hạ tầng thiết yếu cho nhân dân: 100% số dân được dùng nước sạch; 100% số hộ nông thôn được sử dụng điện (trong đó 70% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia); 100% số xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% diện tích được phủ sóng phát thanh và truyền hình; 80% gia đình và làng bản đạt chuẩn văn hóa; 80% thơn, bản có điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn 22 - 25%; đưa thu nhập bình quân đầu người lên 3 triệu đồng/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống cịn 5%.

Huyện Bình Liêu còn những chỉ tiêu chưa đạt được vào năm 2010 như số hộ được sử dụng nước sạch mới chỉ khoảng 75%; số hộ được sử dụng điện từ nguồn điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác khoảng 90%; huyện hiện mới có 77,88% số thơn, bản có điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng; tỷ lệ hộ nghèo cịn khoảng 14,05% [61, tr.3-5].

Hoặc như mục tiêu của Chương trình 135: 100% số xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã đảm bảo đi được cả mùa mưa và mùa khô; 90% thơn, bản có đường giao thơng cho xe gắn máy trở lên từ thôn, bản đến trung tâm xã; tất cả các xã đều có cơng trình thủy lợi nhỏ đảm bảo năng lực cung cấp nước cho trên 80% diện tích đất nơng nghiệp;… trên 70% số hộ thuộc các xã đặc biệt khó khăn đạt mức thu nhập bình qn đầu người trên 3,5 triệu đồng/người/năm.

Hiện nay, huyện Bình Liêu mới có 81,25% thơn, bản có đường giao thơng cho xe gắn máy trở lên từ thôn, bản đến trung tâm xã; các cơng trình thủy

lợi nhỏ của các xã mới chỉ đảm bảo năng lực cung cấp nước cho trên 60% diện tích đất nơng nghiệp; cịn khoảng 35% số hộ thuộc các xã đặc biệt khó khăn có mức thu nhập bình qn đầu người dưới 3,5 triệu đồng/người/năm. Theo kết quả đánh giá của Ủy ban nhân dân huyện thì kết thúc giai đoạn II, huyện Bình Liêu chưa có xã nào đủ điều kiện hồn thành mục tiêu Chương trình 135, thốt khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn [60, tr.5].

Thứ hai, vốn đầu tư từ NSNN chưa có tác động lớn đến nâng cao chất lượng tăng trưởng của huyện Bình Liêu.

Qua đánh giá, phân tích, chúng ta nhận thấy trong thời gian qua, Bình Liêu đã sử dụng vốn đầu tư là nguồn lực chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Huyện đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế khá cao, nhưng chất lượng tăng trưởng thấp. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ vốn NSNN đầu tư cho ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơng nghệ mới vào sản xuất cịn rất hạn chế. Vốn đầu tư từ NSNN chưa có tác động đáng kể đến việc làm tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Hệ thống kết cấu hạ tầng tại khu kinh tế cửa khẩu Hồnh Mơ - Đồng Văn đã được quan tâm đầu tư nhưng còn lạc hậu và thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như các hoạt động kinh tế khác tại khu vực cửa khẩu, làm hạn chế vai trò động lực cho phát triển kinh tế của Khu kinh tế cửa khẩu.

Thu nhập bình quân đầu người của huyện vẫn ở mức thấp so với tỉnh Quảng Ninh (bằng 44,89%) và cả nước (bằng 49,08%). Tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao, năm 2010, dự kiến là 14,05%, trong khi cả tỉnh Quảng Ninh là 4,09% và cả nước là dưới 10% [11, tr.8]; [3, tr.91].

Năng suất lao động xã hội mặc dù đã tăng lên qua các năm (năm 2001 là 11,59 triệu đồng, tương đương 772 USD; năm 2009 là 18,21 triệu đồng, tương đương 1.012 USD) nhưng còn rất thấp, chỉ bằng khoảng 49,54% so với năng suất lao động xã hội cả nước (khoảng 36,76 triệu đồng, tương đương 2.042 USD) [3, tr.17].

Thứ ba, chuyển dịch CCKT của huyện Bình Liêu diễn ra chậm.

Chúng ta có thể thấy rõ, ngành cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp trong CCKT của huyện (5,66%); trong khi nông - lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao (48,52%), mục tiêu đặt ra trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện Bình Liêu đến năm 2010, CCKT: Nông - lâm nghiệp 43,5%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 9,5%; thương mại - dịch vụ 47% [56, tr.42] chưa đạt được. Vốn đầu tư từ NSNN trong thời gian qua còn chưa tác động mạnh đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đến phân cơng lao động, tạo việc làm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch CCKT trên địa bàn huyện.

Thứ tư, trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Bình Liêu cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực.

Do nhu cầu về lao động tham gia thi cơng các cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản nên đã thu hút được số lượng lớn lao động từ các địa phương khác trong và ngồi tỉnh, góp phần giải quyết việc làm nhưng cũng đặt ra vấn đề khó khăn trong quản lý địa bàn, quản lý nhân khẩu, kéo theo các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy… các hiện tượng trộm cắp, gây rối, mất trật tự công cộng ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn huyện. Ngoài ra, việc khai thác gỗ, tre, nứa và các vật liệu xây dựng khác như cát, đá, sỏi… để phục vụ các cơng trình đầu tư trên địa bàn và quá trình thi cơng các cơng trình cũng đã gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, nền kinh tế của huyện Bình Liêu có điểm xuất phát thấp so

với tỉnh Quảng Ninh và cả nước.

Nền kinh tế của huyện Bình Liêu trước đây chủ yếu là thuần nông, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ hầu như không phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện nghèo nàn, lạc hậu, cuộc sống của nhân dân vơ cùng khó khăn. Nơng nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện,

nhưng do điều kiện địa hình dốc, nền đất dễ bị rửa trơi, mùa hè thường xảy ra lũ lụt, mùa đông rất thiếu nước và thường chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết băng giá, sương muối. Mặt khác, nhân dân trong huyện vẫn duy trì những tập quán canh tác lâu đời, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế nên do vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp khó có điều kiện phát triển.

Thu ngân sách huyện thấp và thiếu bền vững, những khoản thu chiếm tỷ trọng cao là thu cấp quyền sử dụng đất, ngoài ra là thu thuế ngồi quốc doanh, các khoản phí và lệ phí… Trong giai đoạn 2001 - 2010, tổng thu NSNN trên địa bàn huyện ước đạt 1.228,43 tỷ đồng, trong đó thu nội địa khoảng 73,26 tỷ đồng, (chiếm 5,96%) chỉ đáp ứng được khoảng 0,17% tổng chi ngân sách huyện, nguồn thu chủ yếu là do trợ cấp cân đối từ ngân sách tỉnh (44,78%) và thu thuế xuất nhập khẩu (49,26%). Đặc biệt chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách huyện chiếm tỷ trọng rất thấp, khoảng 13,07 tỷ đồng, bằng 2,24% [13, tr.4]; [14, tr.6].

Hệ thống kết cấu hạ tầng còn rất lạc hậu và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của huyện. Ngoài ra chất lượng nguồn nhân lực của huyện thấp, tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật trong lực lượng lao động chưa cao, chủ yếu là lao động giản đơn, làm theo kinh nghiệm truyền thống. Trình độ lao động và kỹ năng lao động ở khu vực nông - lâm nghiệp và nơng thơn cịn yếu. Kiến thức của nông dân về khoa học - kỹ thuật và thị trường còn hạn chế. Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Bình Liêu ước tính chỉ đạt khoảng 15% [61, tr.5].

Hiện nay, Bình Liêu vẫn là một trong những địa phương khó khăn nhất tỉnh Quảng Ninh. Để huyện có thể thốt khỏi cảnh đói nghèo, theo kịp đà phát triển của tỉnh cũng như cả nước, xóa khoảng cách chênh lệch với các vùng miền khác còn là một vấn đề hết sức nan giải và không thể thực hiện trong một thời gian ngắn.

Thứ hai, trong công tác xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch đầu tư.

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Bình Liêu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 xây dựng từ năm 1999 và được rà sốt, bổ sung năm 2005. Từ đó đến nay, đã có nhiều đổi thay, tác động đến tình hình KT- XH của huyện nhưng vẫn chưa được rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại cho phù hợp. Huyện vẫn chưa xây dựng được quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển đô thị, các quy hoạch phát triển ngành… để làm căn cứ lập kế hoạch đầu tư. Đặc biệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH khu kinh tế cửa khẩu Hồnh Mơ - Đồng Văn đến nay mới đang trong thời gian xây dựng, trình cấp trên phê duyệt. Sự chậm trễ này có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KT-XH của khu kinh tế cửa khẩu nói riêng, huyện Bình Liêu nói chung.

Trong cơng tác lập kế hoạch đầu tư cũng còn những bất cập, việc lựa chọn địa điểm đầu tư, lĩnh vực đầu tư trọng tâm, trọng điểm có sức đột phá, tác động lớn đến thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện còn hạn chế. Việc xây dựng danh mục các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN 5 năm, hàng năm cũng cịn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn. Nguồn vốn NSNN hạn hẹp, nhưng nhu cầu đầu tư thì cao, khi lập kế hoạch đầu tư thường căn cứ theo nhu cầu của địa phương. Ví dụ, kế hoạch vốn đầu tư phát triển của huyện Bình Liêu năm 2008 lên đến 215,11 tỷ đồng, năm 2009 là 265,27 tỷ đồng, năm 2010 là 317, 56 tỷ đồng, trong khi bình quân hàng năm vốn NSNN của huyện chỉ khoảng 85 tỷ đồng [59, tr.8], do đó gây khó khăn cho việc phân bổ vốn đầu tư của cấp trên.

Mặt khác, khi xây dựng kế hoạch cịn chưa sát với tình hình thực tế nên hàng năm thường xuyên phải thực hiện điều chỉnh, điều hòa vốn rất nhiều lần. Ví dụ như năm 2010, bố trí vốn Chương trình 135 để xây tuyến mương Pị Chè, xã Húc Động 0,67 tỷ đồng, nhưng do tuyến mương này ở xa đường giao thơng, rất khó khăn cho việc tổ chức thi công nên phải dừng lại và chuyển vốn sang thi cơng tuyến mương Khe Mó - Khe Láy, xã Húc Động. Hoặc như cơng

trình sửa chữa, nâng cấp trường trung học cơ sở Thị trấn Bình Liêu, tổng mức đầu tư chỉ là 856 tỷ đồng, trong khi kế hoạch vốn lại bố trí đến 1.056 tỷ đồng…

Thứ ba, việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư còn dàn trải và thiếu tập trung.

Trong việc phân bổ vốn đầu tư từ NSNN trong thời gian qua của huyện Bình Liêu cịn dàn trải và thiếu tập trung, điều này thể hiện cả về địa bàn đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư. Sở dĩ như vậy là do nhu cầu vốn để đầu tư phát triển KT-XH trên địa bàn huyện là rất cao, trong khi nguồn vốn NSNN thì có hạn, do vậy huyện đã chủ trương đầu tư dàn đều cho tất cả các xã, thị trấn, và ở tất cả các lĩnh vực. Vì thế dẫn đến tình trạng nhiều chương trình, dự án kéo dài trong nhiều năm mà vẫn chưa hồn thành, chưa thanh tốn vốn dứt điểm, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu, tính đến hết tháng 9 năm 2010, số vốn nợ đọng của các cơng trình xây dựng cơ bản lên đến 42,16 tỷ đồng bao gồm 46 cơng trình, trong đó 14 cơng trình đã được phê duyệt quyết tốn. Cụ thể nhóm ngành giao thơng 19,35 tỷ đồng; ngành nông nghiệp (thủy lợi) 10,05 tỷ đồng; ngành giáo dục 1,89 tỷ đồng; ngành công nghiệp (điện) 1,24 tỷ đồng; quản lý nhà nước 4,85 tỷ đồng; văn hóa - xã hội 3,78 tỷ đồng. Có những dự án đầu tư thuộc nhóm C, theo qui định phải bố trí đủ vốn để thực hiện khơng q 2 năm, tuy nhiên do đầu tư dàn trải, vốn bố trí hàng năm ít nên kéo dài trong nhiều năm. Cụ thể như dự án đường Nà Ếch - Lục Ngù, được đầu tư từ năm 2004 với tổng mức đầu tư là 13,33 tỷ đồng, đến nay vẫn còn thiếu 0,47 tỷ đồng; dự án đường Bình Liêu - Húc Động, đầu tư từ năm 2006, tổng mức đầu tư là 10,59 tỷ đồng, hiện còn nợ 0,48 tỷ đồng; cầu Lục Hồn, đầu tư từ năm 2006, tổng mức đầu tư là 12,44 tỷ đồng, còn nợ 5,65 tỷ đồng; đường nối cầu Nà Cắp với đường Tây Bình Liêu đầu tư từ năm 2005 với tổng mức đầu tư 13,5 tỷ đồng, còn nợ 0,31 tỷ đồng… Cá biệt cho đến nay, huyện Bình Liêu cịn có hai dự án đã có quyết định đầu tư nhưng chưa được bố trí vốn, dó là dự án Kênh xây Nà Kẻ, xã Tình Húc với tổng mức đầu tư

6,76 tỷ đồng (quyết định năm 2007), và dự án Cầu treo Đồng Tâm, xã Đồng tâm với tổng mức đầu tư 3,99 tỷ đồng (quyết định năm 2006) [61, tr.25-29].

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 64 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w