Lộc Bình là huyện miền núi nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 23 km theo quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đi Quảng Ninh. Huyện có diện tích 986,52km2 với 27 xã và 2 thị trấn, dân số 82.518 người bao gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Sán Chỉ, Dao, Hoa.
Vốn đầu tư từ NSNN của huyện Lộc Bình từ năm 2001 - 2010 ước tính trên 2.200 tỷ đồng, chiếm khoảng 68,5% tổng vốn đầu tư tồn xã hội. Nguồn vốn này đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2010 ước đạt 10,4%/năm, thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 khoảng 600 USD.
Trong quá trình sử dụng vốn đầu tư từ NSNN, Lộc Bình đã rất quan tâm cơng tác lập kế hoạch đầu tư, thực hiện theo nguyên tắc lựa chọn lĩnh vực, địa bàn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những khâu có tính đột phá, có tác động trực tiếp đến phát triển KT-XH của huyện.
Do nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kết cấu hạ tầng đối với phát triển KT-XH nên Lộc Bình đã tập trung phần lớn vốn đầu tư từ NSNN đồng thời huy động sự góp sức của nhân dân để làm đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá… Đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện đã khá tồn diện: 100% số xã có đường ơ tơ từ huyện đến trung tâm xã; 82,76% số xã có đường giao thơng cho xe gắn máy trở lên từ thôn, bản đến
trung tâm xã đi được cả mùa mưa và mùa khơ; hệ thống thủy lợi được sửa chữa, kiên cố hóa đảm bảo khả năng tưới tiêu chủ động cho trên 80% diện tích đất nơng nghiệp; điện lưới quốc gia được đưa đến 29/29 xã, thị trấn với trên 85% hộ dân có điện sinh hoạt; 79,31% số xã có đủ trường, lớp học kiên cố, khơng cịn tình trạng học 3 ca; tất cả các xã có trạm xá kiên cố, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định của Bộ Y tế… [18, tr.6]. Vì thế đã tạo điều kiện cho Lộc Bình phát triển đi lên.
Nơng - lâm nghiệp là ngành sản xuất quan trọng hàng đầu của huyện nên trong thời gian qua Lộc Bình đã tập trung đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Huyện đã hỗ trợ, khuyến khích nhân dân thực hiện thâm canh, tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các loại giống mới có năng suất cao, mở rộng diện tích các cây trồng chính như: lúa, ngơ, khoai tây, dưa hấu… sản xuất theo phân vùng, tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao. Vốn NSNN được đầu tư vào trợ giá, trợ cước giống cây trồng, vật nuôi; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; hỗ trợ vật tư sản xuất… Trong chăn ni, huyện đã triển khai dự án đàn bị tại các xã Lợi Bác, Ái Quốc, Hữu Lân, Xuân Dương nhằm hướng tới mục tiêu đưa giống bị có chất lượng cao chăn nuôi trên địa bàn huyện để lai tạo giống bị mới có hiệu quả kinh tế. Với thế mạnh là một trong những vùng trồng thông (nguyên liệu giấy) của tỉnh Lạng Sơn, huyện đã triển khai dự án nguyên liệu giấy, tạo vùng sản xuất gỗ hàng hóa. Ngồi ra, huyện cịn hỗ trợ nhân dân thực hiện mơ hình trồng các loại cây đặc sản như hồi, quế; cây ăn quả như nhãn, vải thiều, hồng…
Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma cũng được quan tâm đầu tư xây dựng, cùng với đó là việc nâng cấp, sửa chữa và xây mới các chợ ở Thị trấn Lộc Bình, Na Dương, cửa khẩu Chi Ma, các điểm chợ ở khu vực nông thôn, nhằm biến những nơi này thành trung tâm giao lưu kinh tế giữa các vùng. Ngồi ra,
huyện cịn đầu tư và khai thác có hiệu quả khu du lịch nghỉ mát Mẫu Sơn, suối Long Đầu…
Huyện Lộc Bình cũng thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư có sử dụng vốn NSNN, đảm bảo chấp hành đúng quy trình, thủ tục đầu tư, tiến độ cũng như chất lượng thi cơng các cơng trình. Việc kiểm sốt, thanh tốn vốn đầu tư cũng ln được quan tâm, tiến độ giải ngân được kịp thời, đúng quy định. Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán được thực hiện một cách chặt chẽ, khơng để thất thốt, lãng phí…