Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 43 - 45)

Bình Liêu là một huyện miền núi, biên giới, nằm ở Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long - thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh 132 km, huyện có tuyến biên giới dài 42,7 km, tiếp giáp với khu Phịng Thành (Quảng Tây, Trung Quốc), phía Đơng giáp với huyện Hải Hà (Quảng Ninh), phía Tây giáp với huyện Đình Lập (Lạng Sơn), phía Nam giáp với huyện Tiên Yên (Quảng Ninh). Bình Liêu có 8 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 7 xã, trong đó có 6/7 xã biên giới.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Bình Liêu là 471,38 km2, chiếm 8% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. Đặc điểm nổi bật là huyện thuộc địa hình vùng núi cao, đồi núi chiếm tới 90% diện tích, có một số đỉnh cao trên 1.000m như đỉnh Cao Ba Lanh cao 1.039m, đỉnh Cao Xiêm cao 1.330m. Địa hình có cấu trúc đa dạng miền núi cao phân dị, độ dốc lớn, nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, nên đất thường bị rửa trôi, ảnh hưởng đến sản xuất nông - lâm nghiệp.

Về khí hậu, Bình Liêu có đặc trưng khí hậu miền núi phân hóa theo độ cao, tạo ra những tiểu vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới, thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật ni. Nhiệt độ trung bình trong năm dao động từ 18oc - 28oc, nhiệt độ trung bình cao nhất vào mùa hè là 32 oc - 36

c, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào mùa đông 5 c - 15 c. Lượng mưa hàng năm khá cao, nhưng khơng điều hịa, bình qn từ 2.000 - 2.600mm/năm.

Bình Liêu có nhiều sơng suối nhỏ, ngắn, dốc đều hội tụ chảy tập trung vào sông Tiên Yên, bắt nguồn từ vùng núi biên giới Việt - Trung, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đây là nguồn cung cấp nước rất quan trọng, nhưng do độ dốc lớn, khúc khuỷu, nhiều thác ghềnh, sự phân phối dòng chảy không đều trong năm, nên mùa mưa thường gây lũ, ngập lụt, mùa khơ thì dịng chảy cạn kiệt, mực nước thấp do vậy gây khơng ít khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Tổng quỹ đất của huyện Bình Liêu là 47.503,22 ha, trong đó đất nơng nghiệp 40.951,62 ha chiếm 86,21%; đất phi nông nghiệp 1.705,89 ha chiếm 3,59%; đất chưa sử dụng 4.845,71 ha, chiếm 10,2%. Điều kiện về đất đai và thổ nhưỡng của huyện Bình Liêu phù hợp trồng lúa nước và các loại cây trồng khác như ngô, khoai, sắn… với năng suất tương đối cao; diện tích đất lâm nghiệp và diện tích rừng hiện có là điều kiện để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân. Khơng những thế, huyện cịn có những đồng cỏ ở Thẩm Lềnh (Vô Ngại), Cao Ly (Đồng Tâm) rất thuận lợi để phát triển chăn ni đại gia súc.

Về tài ngun khống sản, theo điều tra và khảo sát địa chất, Bình Liêu có 1 mỏ vàng, nhưng hàm lượng thấp, trữ lượng ít ở dọc biên giới Việt - Trung; có đá hoa cương dọc trên dãy núi Cao Xiêm chạy dài từ xã Đồng Văn đến xã Húc Động nhưng chưa có khả năng khai thác; có khối lượng cát, đá, sỏi lớn ở dọc sông Tiên Yên với độ dài hơn 60 km; có mỏ cao lanh ở xã Vơ Ngại; ngồi ra Bình Liêu cũng có khối lượng đất sét tương đối lớn.

Ngồi ra, huyện Bình Liêu cịn có di tích lịch sử như Đình Lục Nà, Cây đa Cốc Lồng (xã Lục Hồn) một số thắng cảnh đẹp như Bãi đá thần ở đỉnh Cao Ba Lanh (xã Đồng Văn); thác Khe Vằn (xã Húc Động) để có thể phát triển ngành du lịch.

Bình Liêu thuộc tỉnh Quảng Ninh, là một trong những tỉnh dẫn đầu trong vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, huyện có đường biên giới chung với Trung Quốc, có Khu kinh tế cửa khẩu Hồnh Mơ - Đồng Văn tạo điều kiện phát triển KT-XH nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiệm vụ về bảo vệ quốc phòng, an ninh. Trong kế hoạch của tỉnh Quảng Ninh thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng đồng bằng sơng Hồng và Quyết định 145/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Bình Liêu được quy hoạch thuộc tiểu vùng kinh tế cửa khẩu. Đây là một cơ hội lớn để huyện Bình Liêu có thể phát triển đi lên.

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh. (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w