Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thương mại quốc tế (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG 4 : HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

4.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

4.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 khơng đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế màliệt kê những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Đồng thời, hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương68. Luật Thương mại Việt Nam 2005 cũng xác định tiêu chí hàng hóa phải là động sản; hàng có thể được di chuyển qua biên giới của Việt Nam hoặc qua biên giới của một nước (vùng lãnh thổ); hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng... để xem xét tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế69. Như vậy, nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là bất bộng sản thì hợp đồng đó khơng phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho dù bất động sản được bán cho người nước ngoài. Việc mua bán bất động sản với người nước ngoài phải theo một cơ chế pháp lý riêng.

Theo Công ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tất cả các hợp đồng mua bán trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau, và hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được lập ở những nước khác nhau. Tính chất quốc tế thể hiện ở các tiêu chí như: các bên giao kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hoá, đối tượng của hợp đồng, được chuyển qua biên giới một nước, hoặc là việc trao đổi ý chí giao kết hợp đồng giữa các bên được lập ở những nước khác nhau70.

Theo công ước Viên 1980 thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được thực hiện giữa các chủ thể có trụ sở thương mại khác nhau71. Đồng thời, Công

68 Điều 27 Luật Thương mại 2005

69 Xem Điều 28, 29, 30 Luật Thương mại 2005 70Điều 1 của Công ước Lahaye 1964

1. Hợp đồng liên quan đến vật mà trong thời gian ký kết hợp đồng vật đó được chuyên chở hoặc phải được chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác.

2. Khi mà những hành vi thể hiện sự chào hàng và chấp nhận chào hàng được thực hiện trên những quốc gia khác nhau.

3. Khi việc giao hàng phải được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia khác không phải là nơi thực hiện những hành vi chào hàng hoặc hành vi chấp nhận chào hàng.

59

ước Viên 1980 bổ sung rằng, trong trường hợp một trong các bên hoặc tất cả các bên có nhiều hơn một trụ sở thương mại thì cần phải chú ý đến trụ sở nào có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng và với việc thực hiện hợp đồng đó. Trường hợp các bên khơng có trụ sở thương mại thì cần phải xác định địa điểm thường trú của họ72.

Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương mại (địa điểm kinh doanh) nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau73.

4.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

So với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có một số đặc điểm quan trọng sau:

- Luật điều chỉnh: Luật điều chỉnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tương đối phức tạp. Do trụ sở thương mại của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nằm ở các quốc gia khác nhau thì điều đó cũng có nghĩa luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng khác nhau. Vì thế, khơng có pháp luật của bất kỳ một quốc gia nào có giá trị bắt buộc sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Luật áp dụng ở đây là luật hoàn tồn do các bên thỏa thuận. Bên cạnh đó nó cịn chịu sự tác động của các điều ước quốc tế, của tập quán thương mại quốc tế do các bên lựachọn74.

- Giá cả và phương thức thanh tốn: Thanh tốn trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trong nhiều trường hợp cũng gặp nhiều khó khăn và phức tạp do các bên trong hợp đồng khơng phải lúc nào cũng có đầy đủ thơng tin về nhau, và do sự khác biệt về pháp luật, văn hóa của các bên. Do vậy, khi ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế các bên nhất thiết cần phải đưa vào hợp đồng các điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán sao cho hợp lý.

- Thủ tục hải quan: Do đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là những hàng hóa được mua bán và được vận chuyển qua lại biên giới giữa hai hay nhiều quốc gia. Để xuất hoặc nhập hàng hóa cần phải thực hiện một số thủ tục hải quan do luật của mỗi quốc gia quy định. Vì vậy, trong nội dung của hợp đồng mua bán

72 Điều 10 Công ước Viên 1980

73 Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005, TP Hồ Chí Minh, tr 11.

74 Trần Thị Hịa Bình, Trần Văn Nam, Giáo trình luật thương mại quc tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 2005, tr

60

hàng hóa quốc tế, điều khoản về thủ tục xuất nhập cảnh hàng hóa ln được các bên quan tâm chú ý đến, đặc biệt là về quyền và thủ tục của các bên75.

- Mối quan hệ của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với các loại hợp đồng khác: Do liên quan đến các vấn đề về bảo hiểm, ngân hàng, vận chuyển…Do vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường có mối quan hệ mật thiết với các hợp đồng về bảo hiểm, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng tín dụng…Như vậy, khi một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện nó sẽ được trợ giúp bởi một loạt các hợp đồng thương mại kèm theo. Tuy mỗi hợp đồng có chủ thể, đối tượng và luật áp dụng khác nhau, nhưng để có thể thực hiện thành cơng một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì cần phải thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất các hợp đồng này.

- Các quy định về trường hợp bất khả kháng: Trong hoạt động thương mại mua

bán hàng hóa quốc tế khơng phải lúc nào hợp đồng cũng thực hiện thành công, điều này phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân bất khả kháng. Do vậy, khi soạn thảo hợp đồng các bên trong hợp đồng thường đưa các điều khoản bất khả kháng vào trong hợp đồng của mình. Các yếu tố bất khả kháng bao gồm thiên tai, chiến tranh, sự thay đổi của các chính phủ, sự thay đổi của chính sách quản lý…Việc đưa các điều khoản bất khả kháng vào trong hợp đồng giúp các bên có thể phân chia trách nhiệm khi một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thực hiện khơng thành công do nguyên nhân bất khả kháng.

- Các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp: Các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng đặc biệt là trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là khó tránh khỏi. Do vậy, khi đàm phám hợp đồng các bên trong hợp đồng luôn đưa các điều khoản về giải quyết tranh chấp vào trong hợp đồng của mình và đây là một điều khoản quan trọng để có thể giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh. Điều khoản này bao gồm các vấn đề về thỏa thuận giải quyết tranh chấp, phương thức giải quyết tranh chấp…

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thương mại quốc tế (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)