CHƯƠNG 4 : HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
4.2. Công ước Viên 1980 của Liên Hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Convention
4.2.1. Giới thiệu về CISG
CISG được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Cơng ước này được thơng qua tại Viên (Áo) ngày 11/04/1980 (nên cịn được gọi là Cơng ước Viên 1980) và có hiệu lực từ ngày
75 Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia TP.
61
01/01/1988. CISG là một mơ hình hữu ích cho các nước xem xét trong việc ban hành luật hợp đồng và mua bán hiện đại. Công ước này áp dụng đối với các hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán có địa điểm kinh doanh tại các nước là thành viên của Cơng ước, song Cơng ước có sự nhất quán trong việc nhấn mạnh yếu tố tự do hợp đồng, theo đó các bên có quyền quy định khác. Nhiều nước đã thông qua CISG, ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Cơng ước Viên về Hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế của Liên Hợp quốc để trở thành viên thứ 84 của Công ước này. Điều đáng chú ý là Việt Nam đã đi trước nhiều nước ASEAN khác để trở thành thành viên thứ 2 sau Singapore gia nhập Cơng ước. Cơng ước Viên 1980 bắt đầu có hiệu lực đối vớiViệt Namkể từ ngày 01/01/2017.
Việc gia nhập CISG đã đánh dấu một mốc mới trong quá trình tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam, góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa quốc tế và cho các doanh nghiệp Việt Nam một khung pháp lý hiện đại, cơng bằng và an tồn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Cơng ước Viên 1980 gồm 101 điều, được chia làm 4 phần cơ bản như sau: Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1- 13)
Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24) Phần 3: Mua bán hàng hóa(Điều 25 - 88)
Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 - 101)